Phóng to |
Võ Phúc Kim Ngân (bìa phải, học sinh lớp 9/1 Trường THCS Lý Phong, Q.5, TP.HCM) trình bày lá thư gửi cô chủ nhiệm như là một tham luận trong diễn đàn - Ảnh: Trần Khang |
“Khi có vấn đề khúc mắc, học sinh thường muốn nói chuyện trực tiếp với thầy cô hơn là gọi điện thoại, viết thư... Rõ ràng nhu cầu được trao đổi trực tiếp, thẳng thắn và chân thật nhất của các em với thầy cô lớn đến dường nào. Tuy nhiên, điều này dường như đã bị bỏ quên trong áp lực bài vở, thi cử mỗi ngày" - tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn cho biết.
Các học sinh được chia nhóm thảo luận “Thế nào là một giáo viên tốt?”. Trương Quỳnh Như (học sinh lớp 7/1) làm khán phòng xôn xao rồi lặng đi khi em nói: “Thầy cô tốt là người không nâng điểm cho các bạn đi học thêm, không gạt đi những câu phát biểu sai của tụi em một cách thô bạo và cũng không so sánh các lớp giỏi lớp dở với nhau, để tụi em luôn thấy đi học là niềm vui”. Một ý kiến khác được đưa ra: “Cô giáo tốt nhất không phải cô giáo giỏi mà là người thật sự quan tâm và thương học sinh".
Phóng to |
Phụ huynh trao đổi về chủ đề “Sự khác nhau về quan điểm học sinh và phụ huynh về giáo viên tốt” - Ảnh: Trần Khang |
Phóng to |
Học sinh thảo luận chủ đề “10 điều em mong muốn nhất để có một người thầy tốt” - Ảnh: Trần Khang |
Hơn 70 phụ huynh học sinh và 40 thầy cô tham gia trao đổi tại diễn đàn. Phụ huynh đã đưa ra nhiều giải pháp để con em mình hiểu thầy cô hơn như: phụ huynh không nói xấu thầy cô trước mặt con, giải thích cho con hiểu về giá trị của những hình phạt trên lớp thay vì lớn tiếng với thầy cô vì xót con…
Được biết, diễn đàn không chỉ gói gọn trong một ngày mà về lâu dài, trường sẽ tiếp tục phối hợp với Trung tâm Đào tạo kỹ năng sống Ý Tưởng Việt để tiếp tục có chương trình tham vấn, chia sẻ với các học sinh trực tiếp hoặc qua Internet… Đây cũng là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động Tuần lễ toàn cầu hành động giáo dục cho mọi người năm 2013 do Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM phát động.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận