Bộ nói nhưng giáo viên không dám làm

 Lao Cong
 Lao Cong

TT - Sau khi Tuổi Trẻ đăng bài trả lời phỏng vấn của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển xung quanh việc sách giáo khoa (SGK) hiện hành quá nhiều “sạn”, nhiều bạn đọc đã tiếp tục có ý kiến xoay quanh việc “SGK có phải là pháp lệnh” và “giáo viên phải tự sửa những lỗi nhỏ”.

* “Những lỗi nhỏ thì giáo viên tự sửa!”, làm thế nào để xác định lỗi nào là nhỏ, lỗi nào là lớn? Nếu giáo viên không phát hiện được thì vẫn dạy cho học sinh những kiến thức sai?

* Từ trước, chuyện xem SGK là pháp lệnh, giáo viên chỉ có quyền dạy theo những gì được ghi trong SGK, không thiếu và cũng không thừa! Nay sự đổi mới cũng chỉ thế: chỉ dám bỏ bớt những nội dung hay bài tập có giảm tải, còn bao nhiêu thì dạy bấy nhiêu, giáo viên cũng không dám thêm hay bớt! Bộ “nói” là quyền của bộ nhưng chúng tôi, những giáo viên trực tiếp đứng lớp, thì không dám “làm”! Vì nếu “thêm” vào thì bị đánh giá là “sai” kiến thức, còn nếu “bớt” thì đánh giá không truyền thụ đủ kiến thức kỹ năng? “Quyền” của sở và phòng giáo dục khi đánh giá tiết dạy của chúng tôi cũng dựa vào “pháp lệnh” là SGK?!

* SGK không phải là pháp lệnh, nhưng phải là sách chuẩn phù hợp với người Việt Nam, từng lứa tuổi. Những người góp ý kiến họ là những người trực tiếp đứng trên bục giảng để truyền thụ kiến thức cho con em mình, họ là người cha, người mẹ quan tâm đến con cái của mình. Riêng việc “chọn một người tổng chủ biên từng môn từ lớp 1 đến lớp 12” đến bây giờ mới tính thì liệu có quá muộn không? Tôi cứ nghĩ Bộ GD-ĐT đã tiến hành từ lâu.

Chúng tôi không cần bộ sách hoàn hảo tuyệt đối hay một bộ sách dùng từ đời này sang đời khác. Điều chúng tôi cần ở đây là con em chúng tôi nhận được gì thông qua bộ sách này? Tại sao những người viết sách này ngay đến những lỗi nhỏ mà vẫn thoải mái cho vào sách, để rồi giáo viên lại phải sửa? Nếu yêu cầu giáo viên chỉnh sửa những từ ngữ phù hợp với từng địa phương vùng miền, sử dụng phương pháp như thế nào cho người học tiếp thu một cách nhanh và hiệu quả nhất thì tôi chấp nhận, nhưng nếu người viết sách ngay cả lỗi nhỏ hay lớn đều không biết, viết thí nghiệm mà có thể hoặc chưa bao giờ thực hành thí nghiệm thì thật là vô lý.

* Nếu nói vậy, giáo viên có thể sửa nhưng khi thi thì lúc nào bộ cũng nói SGK là pháp lệnh nên mọi việc đều phải theo sách. Hiện nay công nghệ thông tin thì nhanh như chớp vậy, mà SGK vẫn còn lạc hậu. Thí dụ: ở sách địa lý cấp THCS, các số liệu mới ở năm 2002 mà năm nay đã là năm 2011. Đề nghị Bộ

GD-ĐT trước khi ra những cuốn sách chỉnh sửa thì nên tham khảo ý kiến của giáo viên các bậc học. Cần nói thêm, khi in SGK nên lấy thêm ý kiến của học sinh vì đó là những con người học chứ không phải chúng ta. Hiện nay chương trình thì nặng mà áp lực thì nhiều nên ai ai cũng trên tinh thần đối phó là chính, học thì không được nhiều.

Kỳ 1: Khó, khô và khổ!Kỳ 2: Trùng lắp và thoát ly thực tế Kỳ 3: Không thể liệt kê hết “sạn” Kỳ cuối: Giáo viên phải tự sửa những lỗi nhỏ

 Lao Cong
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên