19/08/2010 16:04 GMT+7

Không chỉ là giải thưởng riêng cho Ngô Bảo Châu

VŨ CÔNG LẬP thực hiện
VŨ CÔNG LẬP thực hiện

TTO - Cộng tác viên Tuổi Trẻ phỏng vấn Giáo sư Martin Groetschel - Tổng thư ký Liên đoàn Toán học thế giới.

Giáo sư Martin Groetschel - Tổng thư ký Liên đoàn Toán học thế giới:

Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields3 nhà khoa học cùng Ngô Bảo Châuđoạt giải Fields 2010Xem bản tin của VTV1 lúc 14g

* Kính thưa GS Groetschel, Xin chúc mừng ông nhân dịp ông được bầu lại làm Tổng thư ký Liên đoàn Toán học thế giới (IMU).

- Martin Groetschel: Xin cảm ơn về lời chúc mừng. Tôi cũng rất mừng vì Đại hội đồng của IMU đã một lần nữa thể hiện sự tin cậy vào cá nhân tôi và lại bầu tôi vào cương vị Tổng thư ký cho nhiệm kỳ tiếp theo.

3HlRfdIj.jpgPhóng to
Giáo sư Martin Groetschel

* Ngài có thể mô tả thêm về kết quả của Đại hội đồng vừa diễn ra mấy ngày trước tại Bangalor?

- M. Groetschel: Đại hội đồng kéo dài trong 2 ngày, với chương trình bao gồm 20 điểm, trong đó có 3 điểm đặc biệt quan trọng. Seoul của Hàn Quốc được chọn làm nơi diễn ra Đại hội toán học thế giới lần sau. Đại hội sẽ diễn ra vào tháng 8-2014.

Từ năm 2011, bà Ingrid Daubechies, một GS người Bỉ nhưng hiện sống ở Mỹ, sẽ là Chủ tịch IMU. Bà là người phụ nữ đầu tiên đảm nhận cương vị cao cả này. Cuối cùng, Đại hội đồng IMU đã chọn một địa điểm để Ban thư ký của IMU có thể làm việc lâu dài.

Tôi đặc biệt vui mừng, vì thành phố quê hương của tôi là Berlin đã chiến thắng trong cuộc lựa chọn này. Các đối thủ của Berlin đều rất mạnh, đó là Rio de Janeiro và Toronto. Cho đến nay, Ban thư ký cứ phải lưu chuyển theo Tổng thư ký mới được bầu. Trong tương lai, Ban thư ký của IMU sẽ luôn làm việc ở một địa điểm, và đó là Berlin.

* Liên đoàn toán học thế giới rất quan tâm đến công việc của mình ở các nước đang phát triển và sự hỗ trợ của mình dành cho các nhà toán học thuộc khu vực này. Ngài có thể nêu ra một số hoạt động cụ thể được không?

- M. Groetschel: Tại Đại hội đồng ở Bangalor, IMU đã quyết định sắp xếp lại hoạt động này. Đã quyết định lập ra một Hội đồng để giúp đỡ các nước đang phát triển, với nhiệm vụ điều phối hoạt động chung trong khu vực (Commission for Developing Countries - CDC). Hội đồng sẽ chăm lo đào tạo các nhà khoa học trẻ, tổ chức các chuyến đi công tác và đào tạo tại nước ngoài, giải quyết tài chính cho các chuyến đi tham gia hội nghị, tổ chức hội nghị toán học ngay cả ở những nước đang phát triển, sao cho các nhà toán học hàng đầu thế giới có thể đến các vùng này. Nghĩa là, tìm mọi cách góp phần phát triển toán học trong các nước đang phát triển.

g4fAjxnO.jpgPhóng to
Giáo sư Martin Groetschel (phải)

Nếu ta nhớ đến các thành tích mà toán học Việt Nam đã dành được trong thời gian vừa qua thì đấy là các thành tựu to lớn và tôi chỉ còn biết chúc mừng Việt Nam về điều đó, vì các bạn đã đạt được cái lớn lao trong những điều kiện khó khăn.

* Ngài đã nhiều lần đến thăm Việt Nam và có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhiều nhà toán học Việt Nam. Ngài cũng đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là ở châu Á. Do vậy, Ngài có thể đánh giá tình trạng chung rất tốt. Ngài có thể đánh giá thế nào về vị trí của nền toán học Việt Nam?

- M. Groetschel: Tôi có lòng kính trọng trước những gì mà Việt Nam đã làm được trong lĩnh vực toán học. Việt Nam thuộc về số các nước nghèo nhất trên thế giới, bị phá hủy nặng nề qua cuộc chiến lâu dài, và mới bắt đầu những tái thiết có kết quả.

Nếu ta nhớ đến các thành tích mà toán học Việt Nam đã dành được trong thời gian vừa qua thì đấy là các thành tựu to lớn và tôi chỉ còn biết chúc mừng Việt Nam về điều đó, vì các bạn đã đạt được cái lớn lao trong những điều kiện khó khăn.

Tôi có cảm tưởng rằng, đa số nhân dân Việt Nam rất khao khát học hành và cần tìm cho các bạn trẻ Việt Nam khả năng đào tạo tốt nhất. Tôi rất mừng vì điều đó, và do đó tôi ủng hộ Việt Nam hết lòng. Sắp tới, nghiên cứu sinh Việt Nam đầu tiên của tôi sẽ nộp luận án tiến sĩ, đồng thời tôi hướng dẫn một luận văn thạc sĩ khác cho Việt Nam ở Berlin.

* Chính phủ Việt Nam có thể làm gì, và cộng đồng toán học Việt Nam có thể làm gì, để tình hình chung ở Việt Nam tốt hơn?

- M. Groetschel: Toán học thuộc về số những chuyên ngành khó nhất. Nghiên cứu toán học giúp cho con người phát triển, nhất là về mặt tinh thần, trí tuệ. Toán học Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn. Điều còn thiếu là sự gắn bó của toán học với thế giới thực tiễn. Toán học là một phương pháp để mô tả thế giới, thấu hiểu thế giới và qua đó phấn đấu sao cho đời sống con người chúng ta được tốt đẹp hơn.

Theo tôi, phải có sự phối hợp tốt hơn giữa các nhà toán học, các nhà công nghiệp và các nhà chính trị. Chúng ta phải góp phần vào việc phát triển Việt Nam thông qua các phương pháp toán học. Toán học phải giúp hạ giá thành các quá trình sản xuất, làm cho môi trường sống tốt hơn. Không chỉ nhờ phương pháp mô hình hóa toán học, mà còn cần sự phối hợp của rất nhiều lực lượng. Tôi thấy rõ là chúng ta còn nhiều thiếu hụt ở điểm này.

Tôi hy vọng chúng ta sẽ làm tốt hơn các chương trình phát triển toán học do Chính phủ tổ chức và lãnh đạo để khai thác các tiềm năng đang sẵn có. Ở Đức chúng tôi mất chừng 20 năm để làm điều này. Chúng tôi hy vọng Việt Nam có thể làm nhanh hơn.

* GS Ngô Bảo Châu vừa được tưởng thưởng bằng Huy chương Fields. Đó là điều khiến triệu triệu người dân Việt nam vô cùng vui sướng. Chúng tôi tự hào vì điều đó. Ngài có thể nói đôi điều về giải thưởng này của Ngô Bảo Châu được không?

- M. Groetschel: Giải Fields là giải thưởng toán học quan trọng nhất, chỉ được trao mỗi 4 năm một lần, và chỉ trao cho người dưới 40 tuổi. Tôi nghĩ rằng Ngô Bảo Châu đã nhận được một phần thưởng vĩ đại. Lĩnh vực chuyên ngành của anh là một lĩnh vực cực kỳ phức tạp. Tôi chỉ có thể nói rất ít về điều đó.

Ngô Bảo Châu đã có những đóng góp cực kỳ quan trọng vào chương trình Langlands, hay điều dự báo mang tính khẳng định của Langlands. Đó là ứng dụng của lý thuyết nhóm, hình học đại số..., những phương pháp toán học mà chúng ta không thể mô tả bằng một số câu nhất định.

Ngô Bảo Châu đã giúp giải quyết những vấn đề cơ bản để phát triển chương trình Langlands. Tôi chỉ có thể chúc mừng Ngô Bảo Châu và thực tình rất khâm phục những kết quả toán học của Việt nam. Ngô Bảo Châu thật xứng đáng với giải thưởng này.

Đây không chỉ là giải thưởng riêng cho Ngô Bảo Châu, mà còn là sự tưởng thưởng chung cho những thành tựu toán học của cả Việt Nam.

* Chân thành cám ơn Giáo sư về cuộc phỏng vấn này.Xin chúc GS dồi dào sức khỏe, nhiều thành công và hy vọng sẽ lại sớm được chào mừng GS Tại Việt Nam.

Tin bài liên quan

Ngô Bảo Châu và kỳ vọng toán học VNMời giáo sư Ngô Bảo Châu về Việt Nam làm việcNhững người bạn lớn của toán học VNNgô Bảo Châu sản phẩm đặc biệt của A0Đôi cánh gia đìnhGS Ngô Bảo Châu: Trong khoa học, không có gì bạn làm một mìnhXem phỏng vấn độc quyền của Tuổi Trẻ với GS Ngô Bảo ChâuXem phóng sự đặc biệt của Tuổi Trẻ về cuộc đời khoa học của GS Ngô Bảo Châu

VŨ CÔNG LẬP thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên