06/04/2014 11:09 GMT+7

Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TT - Đó là ý kiến của bà Lê Thị Thu Ba - phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương - khi trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ ngày 5-4.

jcnWKRcY.jpg
Năm nguyên sĩ quan công an tại tòa (từ trái qua): Nguyễn Thân Thảo Thành, Đỗ Như Huy, Phạm Ngọc Mẫn, Nguyễn Minh Quyền, Nguyễn Tấn Quang - Ảnh: Duy Thanh

"Tôi nghĩ việc nghiên cứu sửa đổi các quy định chưa hợp lý trong Bộ luật hình sự tới đây là việc đương nhiên phải làm. Cá nhân tôi nghĩ rằng những người có nhiệm vụ, quyền hạn, những người trong các cơ quan thực thi pháp luật mà vi phạm, phạm tội thì phải bị xử lý nghiêm hơn người dân thường"

Lê Thị Thu Ba (phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương)

Bà Thu Ba nói: “Tôi xin không đề cập đến các chi tiết của vụ việc được các cơ quan báo chí thông tin, bởi muốn bình luận cụ thể là đúng hay sai thì phải có toàn bộ hồ sơ vụ án để nghiên cứu. Tuy nhiên, tôi cho rằng Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nên giám sát vụ này, bởi theo dõi những ngày qua thì có thể nói dư luận rất không hài lòng về kết quả xử lý, đặc biệt với những người từng là công an, làm công tác điều tra mà lại có những việc làm không đúng pháp luật. Pháp luật VN không cho phép dùng nhục hình, không cho phép bức cung”.

“Khi một vụ án còn có quá nhiều ý kiến bức xúc, quá nhiều sự quan tâm của dư luận và người dân như vậy thì một cuộc giám sát của Quốc hội sẽ có ý nghĩa quan trọng, giúp đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật đối với cả những người dân thường và những người trong các cơ quan chấp hành pháp luật” - bà Thu Ba nêu quan điểm. Trả lời câu hỏi về sự băn khoăn của người dân đối với các quy định của pháp luật mà cụ thể là mức án cho những kẻ phạm tội dùng nhục hình rất thấp, có nên sửa đổi Bộ luật hình sự cho phù hợp không, bà Thu Ba nói: “Tôi nghĩ việc nghiên cứu sửa đổi các quy định chưa hợp lý trong Bộ luật hình sự tới đây là việc đương nhiên phải làm. Cá nhân tôi nghĩ rằng những người có nhiệm vụ, quyền hạn, những người trong các cơ quan thực thi pháp luật mà vi phạm, phạm tội thì phải bị xử lý nghiêm hơn người dân thường. Bộ luật hình sự của chúng ta ra đời trước khi Bộ Chính trị ban hành nghị quyết 49 về cải cách tư pháp, nên trong lần sửa đổi toàn diện Bộ luật hình sự tới đây thì vấn đề này sẽ phải được đặt lên bàn để xem xét, sửa đổi cho phù hợp”.

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ về vấn đề này, lãnh đạo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nói rằng mấy hôm nay ủy ban bận họp thẩm tra các dự án luật sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp trong tháng 5 nên chưa có điều kiện nghe và theo dõi kỹ vụ xét xử. Tuy nhiên, với một vụ việc mà còn quá nhiều dư luận trái chiều, đặc biệt là có nhiều ý kiến phản đối kết quả xử lý thì ủy ban sẽ xem xét tính chất, mức độ để có quyết định giám sát.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Vụ 5 công an dùng nhục hình: “Sao tòa xử nhẹ hều thế này?”Vụ 5 công an dùng nhục hình: 3 án tù giam, 2 án treoVụ 5 công an dùng nhục hình: Chờ một phán quyết đúng pháp luậtVụ công an dùng nhục hình: “Vụ án còn nhiều việc chưa rõ”

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên