29/12/2010 09:24 GMT+7

Nữ sinh "nổi loạn" - Kỳ cuối: Chênh vênh điểm tựa

Cô Phạm Thị Huệ (Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM)
Cô Phạm Thị Huệ (Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM)

TT - Theo khảo sát của một số trường phổ thông trên địa bàn TP.HCM, 90% nữ sinh ở lứa tuổi 12-18 đều có nhu cầu tham vấn tâm lý, trong đó 1/3 số này có biểu hiện rối nhiễu, khủng hoảng, stress... dẫn đến bộc phát những hành động liều lĩnh, thậm chí có trường hợp muốn tự tử để thoát khỏi bế tắc.

GQSji5Rb.jpgPhóng to
Cô nữ sinh này luôn bị ám ảnh với chiếc áo loang máu từ những nhát dao chí mạng của một nữ sinh khác - Ảnh: Ngọc Nga

“Bộ luật tình bạn”

"Hiện nay lực lượng tham vấn viên trên địa bàn TP quá ít so với nhu cầu của các trường phổ thông hiện nay. Theo tôi, ngành giáo dục nên quan tâm đến việc tuyển dụng giáo viên tâm lý cho các trường cấp II vì đây là lứa tuổi có những vấn đề về tâm sinh lý cần được tham vấn kịp thời, nhất là nữ giới.

Chỉ vì thấy bạn “đau khổ” mà một nhóm nữ sinh lớp 7 (Một trường THCS ở Q.3, TP.HCM) đã lấy dao lam rạch tay. Điều đặc biệt cả năm nữ sinh này đều rất ngoan và có học lực khá giỏi. Khi thầy cô giáo phát hiện và điều tra nguyên nhân, các em đều có chung câu trả lời không hiểu tại sao lại làm như thế, chỉ thấy bạn buồn, bạn đau khổ, bạn rạch vào tay thì mình cũng phải làm theo”.

Tìm hiểu mới biết N. - thành viên “cầm đầu” nhóm nữ sinh này - thường xuyên chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau. Không ai quan tâm đến N. nên cô bé luôn cảm thấy mình bị bỏ rơi. Từ tâm trạng bị “sốc”, lâu dần N. tỏ ra buồn chán. Em đã nổi loạn bằng cách tự làm đau mình để trả đũa sự thờ ơ của người lớn.

“Các nhóm nữ sinh trong trường thường thỏa thuận một quy định ngầm với nhau, được gọi là “bộ luật tình bạn”. Nếu một thành viên trong nhóm bị đau thì cả nhóm phải bênh vực, trưởng nhóm làm gì thì cả nhóm phải làm theo như thế. Hầu hết các em này đều có biểu hiện rối nhiễu tâm lý, không chia sẻ được với người lớn nên đã giải thoát bằng cách tự làm đau mình” - cô Minh Thị Lâm, giáo viên tâm lý Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM, cho biết.

Một nữ sinh lớp khác (lớp 8) lại luôn thu mình trước đám đông. Cô bé thường ngồi một mình và không chơi với ai. Chỉ đến khi nói chuyện với giáo viên tâm lý em mới thú nhận: “Em không dám chơi hết mình với bạn bởi mẹ em nói rằng trên đời này không ai tốt bằng cha mẹ, bạn bè rồi cũng bỏ mình đi hết, vì thế đừng quá tin tưởng vào ai”.

Em bị mất cha từ năm lên 4 tuổi, mẹ muốn đi bước nữa với một người đàn ông khác. Khi phát hiện người đàn ông kia đã có gia đình nhưng vẫn lén lút quan hệ với mẹ, cô bé đã mất niềm tin và rơi vào khủng hoảng.

“Nhiều lần tôi nhói tim khi nghe em nói trong nước mắt: Cô ơi, tại sao người lớn lại hay lừa dối nhau? Mẹ thường nói đi học không được đánh bạn nhưng tại sao mẹ lại đánh con? Trong lúc mắng con mẹ còn nói tao với mày. Con không thích mẹ xưng hô với con như thế! Tôi tự nhủ không biết người lớn đã vô tình hay cố ý khiến con mình bị tổn thương”, cô Lâm trăn trở.

Xa lạ chốn gia đình

Có trường hợp cha mẹ đều là giáo viên nhưng con cái rất quậy. Cụ thể như nữ sinh T. đã hai lần bỏ nhà đi cùng nhóm bạn vì sốc khi phát hiện mình là dân đồng tính. Lần thứ nhất, cha và anh trai T. phải lùng sục khắp TP mới tìm được em. Lần thứ hai, cha T. phải chạy xe máy xuyên đêm từ Sài Gòn xuống cầu Mỹ Thuận để rước T. về.

T. hiền lành, học lực giỏi, là lớp trưởng nhiều năm liền. T. thường tâm sự với cô giáo rằng em chỉ muốn bỏ đi thật xa để không phải buồn và xấu hổ về giới tính của mình. Em luôn sợ bị bạn bè bỏ rơi vì không thể chia sẻ với cha mẹ.

Đêm nọ, cô giáo Oanh Vũ nhận được điện thoại của H. (nữ sinh lớp 10) nói trong tuyệt vọng: “Em không thể nói với ai ngoài cô. Em buồn quá, ba em có bồ nhí, sắp ly dị mẹ. Em chỉ muốn chết thôi...”.

Bấy lâu nay H. luôn coi cha mình là thần tượng. Gia đình có nguy cơ tan vỡ, thần tượng sụp đổ, nhiều lần cô bé bỏ nhà đi trong tuyệt vọng. Mỗi lần bỏ đi H. đều bị cha đốt hết quần áo, sách vở. Hai lần H. đòi tự tử, đỉnh điểm nhất là gần đây cô bé phải vào viện cấp cứu vì uống một lúc 30 viên Aspirin quyên sinh.

“Em trở nên lầm lì, thích đánh nhau và nhậu nhẹt thuộc hàng “anh chị”. Có lần tôi chứng kiến một mình em uống hết một két bia, say xỉn rồi tham gia đua xe. Có lần H. cầm đầu nguyên băng nhóm toàn con trai chặn đường gây gổ, hỗn chiến với một nhóm khác. Em luôn tỏ ra bất cần để giấu đi sự tổn thương trong tâm hồn”, cô Vũ cho biết.

Khảo sát qua “hộp thư xanh” (ra đời từ năm 2004, là nơi gửi gắm tâm sự của học sinh Trường THPT An Nhơn Tây), có đến 70% nữ sinh trong trường muốn được gỡ rối về mặt tình cảm, trong đó 1/3 gặp các sự cố như bị bạn trai bỏ rơi, thất tình, mang thai ngoài ý muốn...

Theo số liệu thống kê của phòng tham vấn tâm lý Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), gần 26% học sinh không chia sẻ gì hoặc rất lâu mới chia sẻ với phụ huynh; gần 60% học sinh mong muốn gia đình mình hạnh phúc hơn; trên 40% các em mong muốn cha mẹ tôn trọng quyền tự do cá nhân của con, tin tưởng và chia sẻ với con nhiều hơn.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Kỳ 1:Giọt nước mắt muộn màngKỳ 2:Thảm kịch trong trường họcKỳ 3:Băng nhóm “nữ quái” học đường

------------------------------------

Đón đọc số tới:Thuốc rẻ cho người nghèo

“Cuộc chiến” đầy căng thẳng giữa chính phủ các nước thuộc thế giới thứ ba vì quyền tiếp cận cơ hội chữa bệnh của người nghèo và các tập đoàn dược phẩm khổng lồ trên thế giới vì bản quyền sở hữu trí tuệ.

Cô Phạm Thị Huệ (Hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng, Q.3, TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên