Philippines điều tra Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở biển ĐôngPhilippines quyết kiện Trung QuốcNgười Philippines biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc
Phóng to |
Ảnh chụp ngày ngày 11-3-2014 cho thấy đảo Gạc Ma đã được thổi cát biến đảo chìm thành đảo nổi rộng 70ha, tàu và thiết bị xây đựng dã rút bớt -Ảnh: Bộ Ngoại giao Philippines cung cấp |
Phóng to |
Ảnh chụp ngày 25-4-2014 cho thấy tàu và các thiết bị xây dựng đã thổi cát lên đảo Gạc Ma - Ảnh: Bộ Ngoại giao Philippines cung cấp |
Phóng to |
Ảnh chụp ngày 28-2-2013, đảo Gạc Ma chỉ là một tòa nhà trọ giữa biển - Ảnh: Bộ Ngoại giao Philippines cung cấp |
Phóng to |
Vào tháng 3-2012, đảo Gạc Ma là một tòa nhà khá nhỏ ở góc phải, còn lại là nước mênh mông - Ảnh: Bộ Ngoại giao Philippines cung cấp |
Hôm qua báo Philippines Star đưa tin theo báo cáo mật này, Trung Quốc đang cải tạo đất ở các bãi Gạc Ma, Châu Viên, Đá Ga Ven, Tư Nghĩa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hiện Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép các bãi đá này và Philippines cũng có tuyên bố chủ quyền.
“Chúng tôi sẽ yêu cầu quân đội điều tra vụ việc này. Nếu đúng thì hành vi này cho thấy Trung Quốc đang rất hiếu chiến trong việc thể hiện ý đồ bành trướng trên biển Đông. Đây là các bước để hiện thực hóa bản đồ đường chín đoạn trái phép” - người phát ngôn chính quyền Philippines Abigail Valte khẳng định.
Một ngày trước đó, hàng trăm người Philippines đã biểu tình trước cửa Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila để phản đối sự hiếu chiến của Bắc Kinh. Theo báo Daily Inquirer, người biểu tình vẫy quốc kỳ Philippines và hô vang khẩu hiệu: “Trung Quốc cút đi”, “Cả thế giới đều ghét Trung Quốc”, “Bản đồ đường chín đoạn là trò hề”…
Một số người biểu tình còn giương biểu ngữ “Bản đồ lừa dối” và chỉ rõ ra rằng các bản đồ cổ của Trung Quốc đều không có Hoàng Sa và Trường Sa.
Dư luận quốc tế tiếp tục phản đối Trung Quốc
Trả lời phỏng vấn đài truyền hình Đức Deutsche Welle và báo Mỹ Washington Times, chuyên gia Đông Nam Á Ernest Z. Bower thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) nhận định sẽ không có chuyện Mỹ để Trung Quốc muốn làm gì thì làm trên biển Đông.
Ông đánh giá Trung Quốc liên tục gây hấn trên biển Đông xuất phát từ việc Bắc Kinh cho rằng Mỹ không dám can thiệp nếu xung đột xảy ra trong khu vực.
“Đó là lý do vì sao Trung Quốc đưa giàn khoan tới vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên Bắc Kinh không nên nhận định sai tình hình. Quan điểm cho rằng Mỹ sẽ không can thiệp quân sự để Trung Quốc muốn làm gì thì làm trên biển Đông là hoàn toàn sai lầm” - chuyên gia Bower cảnh báo.
Trong khi đó, xã luận của báo Hàn Quốc Korea Herald cho rằng cộng đồng quốc tế cần nhìn thấu ý đồ của Trung Quốc. Đó là biến biển Đông thành “ao nhà” của Bắc Kinh bằng trò tạo sự đã rồi trên biển.
Những bài báo bịa đặt
Tiếp nối chiến lược bịa đặt và vu cáo Việt Nam trên trường quốc tế, mới đây Đại sứ Trung Quốc tại Úc Ma Zhaoxu đã viết bài trên báo The Australian khẳng định Việt Nam không có chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, ông Zhao Qinghai, giám đốc Trung tâm An ninh hàng hải thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế Trung Quốc, cũng gửi bài viết với nội dung tương tự tới báo The Australian Financial Review.
Cả hai bài viết đều bịa đặt rằng Trung Quốc đã sở hữu Hoàng Sa từ 2.000 năm trước và xuyên tạc rằng công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa. Lập tức, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc đã gửi thư tới báo The Australian và báo The Australian Financial Review để bác bỏ luận điệu xuyên tạc trên. Giáo sư Thayer cũng chuyển các bức thư này tới phóng viên Tuổi Trẻ.
Trong hai bức thư giáo sư Thayer cho rằng không thể coi ông Zhao là một học giả bởi ông này chỉ xào lại quan điểm của Bộ Ngoại giao Trung Quốc. Ông chỉ rõ rõ giàn khoan Hải Dương 981 không hề nằm trong vùng biển của Trung Quốc như hai quan chức Bắc Kinh này khẳng định. Ông mô tả việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 tới vùng thềm lục địa Việt Nam là hành vi đơn phương, vi phạm các nguyên tắc luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển Liên Hiệp Quốc (UNCLOS).
Giáo sư Thayer khẳng định công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 không hề đề cập đến Hoàng Sa hay Trường Sa, do đó quan điểm phía Trung Quốc đưa ra chỉ là thông lừa dối. Giáo sư Thayer cũng nhấn mạnh Việt Nam đã liên tục đề nghị đàm phán với Trung Quốc để giảm căng thẳng nhưng phía Bắc Kinh chỉ đáp trả bằng sự im lặng.
“Trung Quốc nên rút giàn khoan và các tàu ra khỏi vùng biển này. Trung Quốc cũng nên phản hồi một cách tích cực việc Việt Nam đề nghị đàm phán” - giáo sư Thayer kêu gọi.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận