06/10/2013 11:32 GMT+7

Nhà báo phương Tây duy nhất theo đại tướng lên Điện Biên Phủ

THANH TUẤN(còn tiếp)
THANH TUẤN(còn tiếp)

TT - Từ California (Mỹ) nhiếp ảnh gia Catherine Karnow viết riêng cho Tuổi Trẻ khi nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần: “Tôi rất buồn khi nghe tin Đại tướng mất. Nhìn lại những bức hình của Đại tướng và gia đình được chụp cách đây nhiều năm, tôi chỉ có thể nói là một nỗi buồn rất sâu sắc”.

LB9nc4aa.jpgPhóng to
Catherine Karnow trong lần theo chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trở lại Điện Biên Phủ năm 1994 - Ảnh: Trọng Thanh

Catherine Karnow xúc động kể lại: “Năm 1994, tôi được tướng Giáp mời và là nhà báo phương Tây duy nhất theo ông lên Điện Biên Phủ. Trước đó vài ngày tôi có đến nhà ông chụp hình. Khi ăn tối, ông ghé vai thì thầm mời tôi, nói tôi đừng kể cho ai.

Trước đó, giới báo chí và phóng viên ảnh đã tụ tập nhiều ngày ở Hà Nội tự hỏi liệu tướng Giáp có về thăm Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 40 năm. Giờ thì ông mời tôi đi cùng lên đó ngay tuần kỷ niệm ngày 7-5.

Bà Karnow, nhiếp ảnh gia của tạp chí National Geographic, là con gái nhà báo nổi tiếng Stanley Karnow (1925-2013), tác giả của bộ sách lịch sử Vietnam: A history và thiên truyền hình nổi tiếng cùng tên (từng đoạt sáu giải Emmy). Năm 1990, Karnow “cha” có bài phỏng vấn hiếm hoi với tướng Giáp đăng trên New York Times. Bốn năm sau, Karnow “con” là nhà báo phương Tây duy nhất tháp tùng Đại tướng lên Điện Biên nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

Ngày 1-5-1994. Tôi hồi hộp khi bay từ Hà Nội tới Điện Biên. Tướng Giáp không chỉ thăm chiến trường xưa, khu nghĩa trang liệt sĩ mà lần đầu tiên ông còn trở lại Mường Phăng, nơi đồn trú bí mật trong rừng ông từng sống trong những tháng chuẩn bị cho chiến dịch. Từ hầm trú này, ông vạch ra chiến lược nổi tiếng của Điện Biên Phủ...

Ở Điện Biên Phủ, hàng trăm người tụ tập ở trận địa để đón vị Đại tướng hạ cánh từ máy bay. Khi đợi Đại tướng hạ cánh, tôi chuẩn bị để đảm bảo máy ảnh của mình có đầy đủ phim và bản thân ở vị trí tốt để chụp hình. Từng phút trôi qua. Rồi một tiếng và một tiếng nữa mà tôi chẳng có gì để ăn. Chỉ có thứ nước soda cam suông để uống. Trời thì nóng không tưởng, ánh nắng gay gắt. Nếu tôi chạy vào rừng tránh nắng thì có thể lỡ mất khoảnh khắc Đại tướng hạ cánh.

Rồi thật ngớ ngẩn, tôi không đem nhiều phim nên cũng không dám chụp cảnh người dân địa phương khi đó. Thật là tệ vì hình ảnh mọi người ở đó rất tuyệt. Có rất nhiều người Tày, cộng đồng dân tộc ở vùng cao trên này. Có những em bé mặc trang phục với khăn quàng đỏ đeo cổ, tay cầm biển hiệu chào mừng.

Cuối cùng thì có tiếng phành phạch trên trời, chúng tôi nhìn lên và con chim sắt khổng lồ từ từ đáp xuống. Mọi người lao đến chiếc trực thăng sau khi nó hạ cánh. Vị Đại tướng bước ra và vẫy tay chào đám đông. Chúng tôi bắt đầu hành trình dài đi bộ lên núi để thăm địa điểm đồn trú bí mật xưa. Chúng tôi bước trên tấm ván gỗ mỏng để vượt qua suối... Ở tuổi 83, Đại tướng vẫn rất khỏe mạnh. Khi chúng tôi đến gần đồn trú mà ông từng sống trong chiến dịch, người dân hò reo mừng rỡ đón ông. Nhiều người đã 40 năm rồi ông mới gặp lại.

Trong chốc lát, chúng tôi vào cái lán nhỏ, nơi ông từng vạch ra chiến lược của cả chiến dịch. Trên tường là bản sao của bản đồ mà ông và các vị tư lệnh đã dùng cách đây 40 năm. Ông nhớ lại những ký ức sống trong lán. Ông nói: Điều tiếc duy nhất của tôi là những vị tư lệnh cùng với tôi ngày đó giờ không còn nên không thể có mặt ở đây”.

Cộng đồng người nước ngoài tỏ lòng tôn kính tướng Giáp

Thông tin về việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời nhanh chóng lan đi trong cộng đồng người nước ngoài ở Hà Nội. Ngay từ tối 4-10, nhiều viên chức ngoại giao đã được các nhân viên người Việt của mình thông báo. Sáng 5-10, đích thân một đại sứ đã gọi điện cho phóng viên Tuổi Trẻ, đau buồn hỏi: “Cô đã nghe tin lớn gì chưa?”.

Đại sứ Úc tại Việt Nam Hugh Borrowman đã gọi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là “nhân vật chính trị và quân sự vĩ đại của thế kỷ 20”. Phóng viên kỳ cựu người Anh Tom Fawthrop, người đã viết bài “Trận chiến cuối cùng” về Đại tướng năm 2009 cho Tuổi Trẻ, nói: “Tôi có thể tưởng tượng các bạn đang cảm giác thế nào. Ông ấy là một người vĩ đại ở thời của mình”.

Brian, một người Anh trẻ tuổi từng có thời gian sinh sống ở Hà Nội, vào Facebook chia sẻ với bạn bè Việt Nam: “Đây là một ngày buồn”. Thomas, một doanh nhân và từng là nhân viên ngoại giao người Đan Mạch sống lâu năm ở Việt Nam, thì đổi hình nền Facebook của mình thành hình ảnh Đại tướng và tỏ lòng thành kính: “Đại tướng đã không còn. Xin hãy yên nghỉ”.

Hương GIANG

____________

Tin bài liên quan:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp 102 mùa xuân cuộc đờiHuyền thoại mùa thuĐề nghị thành lập Bảo tàng Võ Nguyên GiápChúc thọ Đại tướng Võ Nguyên GiápTriển lãm ảnh Đại tướng Võ Nguyên GiápĐại tướng Võ Nguyên Giáp và người vợ liệt sĩ Nguyễn Thị Quang TháiTặng tỉnh Quảng Bình tượng Đại tướng Võ Nguyên GiápXem ảnh đời thường Đại tướng Võ Nguyên GiápCuộc đời đại tướng qua ảnhĐại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ an nghỉ tại Quảng Bình

THANH TUẤN(còn tiếp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên