16/08/2013 10:16 GMT+7

Bị làm phiền, gia đình "người rừng" đòi tiền phỏng vấn

VĂN MỊCH - TẤN VŨ
VĂN MỊCH - TẤN VŨ

TTO - "Để vào được căn nhà “tổ chim” của 2 cha con “người rừng” Hồ Văn Thanh, nhiều đoàn khách, trong đó có cả phóng viên, một số cơ quan báo chí phải trả tiền cho ông Hồ Văn Lâm - cháu của ông Hồ Văn Thanh một khoản tiền không nhỏ."

Đó là phản ánh của một số đoàn khách cũng như phóng viên các cơ quan báo chí phía Bắc khi vào thông tin sự kiện 2 cha con Hồ Văn Thanh và Hồ Văn Lang (40 năm sống biệt lập trong rừng, tại xã Trà Phong - Tây Trà - Quảng Ngãi).

Phản hồi thông tin này, sáng nay 16-8, ông Hồ Văn Lâm, (44 tuổi, xã Trà Phong, Tây Trà, Quảng Ngãi) người cháu gọi ông Hồ Văn Thanh (82 tuổi) là chú ruột và anh họ của Hồ Văn Lang (41 tuổi), vừa về từ rừng sâu, cho biết gia đình ông bị làm phiền quá sức từ khi chú và em họ ông về làng.

ixh32yys.jpgPhóng to
Ông Hồ Văn Lâm nhiều ngày nay phải làm nhiệm vụ dẫn đường cho các đoàn công tác vào rừng sâu để xem lại căn nhà của hai cha con người rừng - Ảnh: PV

Ông Lâm cho hay từ nhiều ngày nay rất nhiều đoàn đến, đoàn đi, chụp ảnh, phỏng vấn rồi nhờ dẫn đường vào rừng.

Trong khi đó bản thân ông và em họ ông là Hồ Văn Tri phải chia nhau canh giữ hai cha con “người rừng” để ngăn chừng họ lẩn trốn vào rừng.

Cũng gần 10 ngày nay công việc lên rẫy, ra ruộng của hai gia đình ông Lâm và ông Tri bị đình trệ để phục vụ cơm nước và trông coi hai cha con “người rừng”.

“Có nhiều nhà báo đến nhà, mỗi lần đến họ đòi mang này nọ ra chụp ảnh, phỏng vấn, hỏi tôi đủ chuyện rồi đi. Mệt mỏi với các nhà báo. Trong khi đó, ông già Thanh và thằng Lang vẫn còn lo sợ người lạ” - ông Lâm than phiền.

Riêng việc đòi tiền nếu phỏng vấn cha con người rừng 500 ngàn đồng và dẫn đường vào rừng 4 triệu đồng ông Lâm xác nhận: “Tôi có nói với một phóng viên vì thấy ghét! Đến chưa nói chi đã ầm ầm phỏng vấn như tra tấn chúng tôi vậy. Tôi nói mà chưa ngửa tay lấy tiền ai cả. Chúng tôi gồm 3 người dẫn đoàn công tác vào rừng, chúng tôi cõng quần áo, máy móc, nấu cơm cho đoàn ăn, mang nước và bảo vệ cho họ. Băng qua núi cao, vực sâu nguy hiểm, tiền công chúng tôi lấy mỗi ngày 500 ngàn đồng/người cũng đúng thôi vì đi rừng rất xa.” - ông Lâm giải thích.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Đưa "người rừng" về làng, nên không?Xác minh lại thông tin “người rừng”Ngày về lại làng xưa của hai cha con “người rừng”Đưa hai “người rừng” về làng“Người rừng” trở về sau 40 năm sống nơi thâm sơn cùng cốc

VĂN MỊCH - TẤN VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên