Read this on Tuoitrenews.vnGiải quyết vụ 122 ngư dân Việt Nam bị bắt tại PhilippinesĐại sứ Việt Nam thăm 122 ngư dân bị bắt tại PhilippinesBàn biện pháp hỗ trợ ngư dân bị bắt tại Philippines
Phóng to |
Các thuyền trưởng đang được cho tại ngoại ở Philippines - Ảnh: Đình Dân |
Phóng to |
Ảnh: Đình Dân |
- Hiện 115 ngư dân của mình (bảy thuyền trưởng được tại ngoại) đang bị tạm giữ trong nhà chờ thăm nuôi tại khuôn viên nhà tù của tỉnh Palawan. Tôi đã vào trại giam thăm bà con hai lần, cả hai lần đó cho thấy các ngư dân vẫn khỏe mạnh, tinh thần khá ổn định.
* Quan điểm của đại sứ như thế nào về sự việc đáng tiếc này? Cụ thể ông nghĩ gì về DNTN Long Hải Long và các ngư dân đang bị bắt?
- Tôi chỉ có một câu cho anh Thoại (chủ DNTN Long Hải Long): “Tại sao anh liều quá vậy?”. Không hiểu biết rõ luật pháp mà vẫn bước vào chuyện làm ăn. Về phía 122 ngư dân, tôi nghĩ xét cho cùng họ chỉ là nạn nhân của một hợp đồng làm ăn không đến nơi đến chốn. Do sự thiếu hiểu biết nên họ đã xuất hiện trong “sân nhà” của người ta nhưng không xin phép. Tôi khẳng định lại một lần nữa, các ngư dân này là những người lao động nghèo, họ chỉ là nạn nhân.
* Còn trách nhiệm của chính quyền địa phương, thưa ông?
- Ở đây cần chỉ rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương nơi các ngư dân sinh sống. Rõ ràng người dân hùn vốn vay tiền ngân hàng đóng tàu, sau đó đem sơn phết, mỗi tàu sơn phết cả 100 triệu đồng, rồi đi đánh bắt mà chính quyền địa phương không hay biết và không lên tiếng.
Phóng to | |
Luật sư HÀ HẢI (người hỗ trợ pháp lý cho 122 ngư dân) |
"Về khả năng thả người, thả tàu thì đó là mục tiêu của chúng tôi đối với thân chủ, nhưng điều này còn phụ thuộc vào công tố đoàn và phán quyết của tòa án nên tôi không thể dự đoán trước" Bà MARICAR MISA-TAN(luật sư biện hộ cho các ngư dân được tòa chỉ định) |
* Đại sứ quán VN tại đây đã và đang làm gì để hỗ trợ và bảo vệ các ngư dân?
- Chúng tôi đang nỗ lực để làm sao cho cả người và tàu của các ngư dân ta được thả về sớm.
* Được biết gia đình của các ngư dân hiện nay rất khó khăn. Gia đình họ đổ hết tài sản, cầm cố nhà cửa để vay mượn tiền mua tàu, rốt cuộc người thì bị bắt, tàu bị giam...
- Theo luật pháp của Philippines, chỉ một con đường hợp pháp để qua vùng biển nước này đánh cá là phải liên doanh với các doanh nghiệp trong nước của Philippines, phía nước ngoài chỉ được chiếm tỉ lệ cổ phần 40%. Ngoài ra chỉ được sử dụng người lao động Philippines, hoàn toàn không có chuyện Chính phủ Philippines cho phép mang tàu và người từ nước khác qua vùng biển của họ để đánh bắt cá.
* Từ trước đến nay giữa VN và Philippines đã xảy ra trường hợp nào tương tự chưa, thưa đại sứ?
- Chưa từng xảy ra sự việc tương tự.
Mong sớm được về quê hương Trưa 22-8 chúng tôi có mặt tại nơi ở của bảy thuyền trưởng được bảo lãnh tại ngoại để trông nom tàu. Đây là một khu nhà trọ bình dân nằm sát bờ biển, cách nơi bảy tàu neo đậu khoảng 150m. Khi chúng tôi đến, một số người đang ra tiệm tạp hóa mua mắm muối để nấu bữa cơm trưa, có người đang gọi điện về nhà, có người nằm ngủ trên những chiếc võng dù. “Anh em ở đây thuê một gian phòng trọ khoảng 50m2 với giá 1,2 triệu đồng/tháng. Trước đây, tụi tui còn được xuống tàu để tát nước, trông nom tàu nhưng dạo gần đây họ hạn chế không cho xuống nữa” - thuyền trưởng Trần Thanh Nhàn tâm sự. Không được ra tàu, nhiều anh em buồn ra mặt... Nhìn vào mấy trang báo viết về gia đình đang ở quê hương mà chúng tôi mang qua, anh Trần Thanh Nhàn rầu rĩ: “Ở đây chúng tôi lo lắng nhiều nhưng cũng phải ráng gượng mà sống chờ ngày được thả người, thả tàu về. Không biết vợ con, cha mẹ ở quê sống ra sao vì khi mình đi để lại nợ nần nhiều lắm...”. Tuy tình trạng sức khỏe tốt nhưng trong ánh mắt họ chất đầy âu lo vì phiên tòa sắp tới. “Chúng tôi chỉ mong muốn chính quyền Philippines và Nhà nước ta làm sao để giúp cả người và tàu được thả về. Nếu như được thả người mà giữ tàu lại thì chúng tôi cũng không biết sống như thế nào khi quay trở về quê hương” - ông Trần Hút nói. Khi tôi đưa cho các thuyền trưởng xem một số hình ảnh gia đình của các ngư dân tại quê nhà, họ đã rơi nước mắt. Họ cứ nhìn ra tàu rồi nhìn ra biển như mong ngóng ngày về đoàn tụ với gia đình. |
Diễn biến vụ việc * Tháng 1-2011: DNTN Long Hải Long ký hợp đồng ủy thác với bảy thuyền trưởng của bảy tàu cá ngay tại nhà ông Phan Văn Thoại (ở Bến Vân Đồn, Q.4, TP.HCM). Mỗi tàu đã nộp cho ông 23.000 USD và mỗi ngư dân cũng đã nộp 200 USD để làm lệ phí. * Ngày 12-1-2011: ông Thoại ký với Tập đoàn Premiere International Interfishing (PII.Corp, Philippines) để đưa bảy tàu cá và 122 ngư dân sang đánh bắt cá tại tỉnh Palawan. * Ngày 10-5-2011: ông Thoại qua Philippines để lấy giấy tờ được PII.Corp cấp. Trong các giấy tờ cấp phép có cả bảy biển số tàu mang số hiệu Philippines cho bảy tàu cá của Bình Thuận. * Ngày 16-5-2011: bảy tàu cá cùng 122 thủy thủ xuất phát đến quần đảo Trường Sa nán lại 6-7 ngày vì biển động và chờ đúng thời điểm để vào vùng biển Philippines theo giấy hẹn của đối tác PII.Corp (tức vào 14g-16g chiều 30-5-2011). * Đến 9g sáng 30-5-2011: bảy tàu cá vào vùng biển Philippines sau khi đã treo cờ Philippines và sơn màu tàu theo quy định của hàng hải Philippines. Nhưng cả bảy tàu cùng 122 ngư dân bị hải quân Philippines bắt vì giấy tờ không hợp lệ và cho rằng bảy chiếc tàu cùng thủy thủ đoàn đã xâm nhập bất hợp pháp vào vùng biển của Philippines. * Từ ngày 24 đến 26-8: phiên tòa xét xử 122 ngư dân VN sẽ diễn ra tại Tòa án tỉnh Palawan. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận