Phóng to |
Do lưới bắt Cụ Rùa có trọng lượng khá lớn, nên đội kéo lưới gặp rất nhiều khó khăn - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Phóng to |
Phóng to |
Phóng to |
Sáng nay 3-4, đội lai dắt “cụ” Rùa Hồ Gươm thuộc tập đoàn KAT bắt đầu các thủ tục cần thiết để bắt "cụ" Rùa.
Khoảng hơn 50 nhân viên cùng 1 chiếc lồng dài hơn 2m, cao 1,5m được chuẩn bị ở phía gần nhà hàng kem Thủy Tạ, gần phía đền Ngọc Sơn. Thời tiết hôm nay khá đẹp rất thuận lợi cho việc bắt Rùa. Trước đó ngay từ sang sớm các công nhân vệ sinh môi trường đã tiến hành vớt rác trên Hồ Gươm. Trong khi đó hằng trăm người dân hiếu kỳ tụ tập trên bờ để xem bắt Rùa.
Video clip "Chữa bệnh cho cụ rùa" - Nguồn: TVO |
Đến 9g sáng nay, 3-4-2011, nhiều người dân cho biết “cụ” Rùa bắt đầu nổi ở đền Ngọc Sơn gần phía đường Tràng Tiền. Đến 9g38 lưới dùng để bắt cụ rùa được đưa xuống hồ. 9g47 hai chiếc thuyền được buộc vào nhau chở lồng sắt ra tháp đền Ngọc Sơn. Hằng trăm người dân băng qua vườn hoa hoa, bãi cỏ và đứng cả trên ghế đá để xem bắt “cụ” Rùa khiến các lực lượng chức năng vất vả nhắc nhở người dân.
10g lồng sắt đã được đưa đến tháp đền Ngọc Sơn, nhiều người dân hiếu kỳ đổ xuống đường Lê Thái Tổ khiến giao thông ùn tắc, lực lượng công an giao thông đã được huy động thêm để điều khiển giao thông. 10g5 lưới và các phụ kiện dùng để bắt Rùa đã được đưa xuống thuyền để đưa xuống hồ. Lực lượng chức năng vẫn đang tiến hành phân luồng giao thông và loa phát thanh liên tục phát lời nhắc nhở người dân không được dừng đỗ trên đường Lê Thái Tổ nhưng khá nhiều người không chấp hành vẫn cố đứng xem bắt “cụ” Rùa.
10g30 nhiều công nhân đã cởi áo ngâm mình dưới nước để đưa lồng sắt xuống hồ. Trong khi đó lượng người hiếu kỳ tập trung xem bắt “cụ” Rùa ngày càng đông. Một số điểm giữ xe tự phát mọc lên để giữ xe với giá từ 10.000 đến 20.000 đồng.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Ngọc Khôi - chủ tịch tập đoàn KAT - không bình luận cũng không khẳng định về cuộc chuẩn bị vây bắt “cụ” Rùa này và ông nói thêm việc vây bắt “cụ” Rùa có thể trong một ngày hoặc là nhiều ngày tùy thuộc vào nhiều yếu tố.
Trước đó một nhân viên trong tập đoàn KAT có mặt tại hồ Gươm sáng nay cho biết từ 6g sáng khoảng 20 nhân viên đã phải đi bộ quanh hồ Gươm để dò tăm xác định vị trí cụ Rùa để chuẩn bị cho cuộc vây bắt.
Một số nguồn tin cho hay, đây mới chỉ là một cuộc diễn tập chuẩn bị cho việc chính thức tìm kiếm để đưa "cụ" Rùa lên bờ chữa trị.
Từ 11g đến 13g cụ Rùa nổi lên liên tục gần phía cầu Thê Húc thu hút sự chú ý của đông đảo người dân. Mỗi lần cụ Rùa nổi lên mọi người lại bắt đầu reo hò.
Từ 14g15 đội công tác bắt rùa bắt đầu triển khai lực lượng với bốn chiếc thuyền chở khoảng 20 đặc công hướng về đền Ngọc Sơn thăm dò tăm để xác định vị trí của “cụ” rùa.
15g “cụ” rùa nổi gần nhà hàng kem Thủy Tạ phía đường Lê Thái Tổ. Hai chiếc thuyền buộc lưới tỏa ra hai bên để vây bắt “cụ” rùa.
15g15 “cụ” rùa đã nằm trong lưới. Đội công tác bắt rùa đưa lồng sắt từ Tháp Rùa ra chỗ chiếc thuyền đang bắt rùa.
16g30 Sau nhiều lần dùng lưới nhỏ để đưa rùa vào lồng sắt không thành công, đến 16g30 đội lai dẫn rùa thuộc tập đoàn KAT bắt được rùa và dùng cần cẩu để cẩu lồng sắt lên “bệnh viện” - đã lập sẵn ở Tháp Rùa để trị bệnh cho “cụ” rùa.
Hàng nghìn người dân hiếu kỳ đứng kín Hồ Gươm vỗ tay reo hò không ngớt khi nhìn thấy rùa vào trong lưới.
17g, cụ rùa đã được đưa lên bể nước tại tháp Rùa. Theo những đặc công tham gia bắt rùa thì cụ rùa bị thương khá nhiều ở đầu mai và 2 chân trước.
Trao đổi nhanh với phóng viên TTXVN tại hiện trường, bác sĩ thú y Nguyễn Huy Đăng, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết: Ngay từ tối 3-4, các bác sỹ thú y, chuyên gia thủy sản sẽ trực 24/24 giờ tại khu vực chân tháp để khẩn trương thực hiện việc chẩn đoán và chữa trị các vết thương cho Rùa Hồ Gươm. Theo Ban chỉ đạo Khẩn cấp bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm, việc chữa trị cho Rùa Hoàn Kiếm được tiến hành lần lượt theo các bước: chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đưa Rùa lên chữa trị; đưa Rùa về bể chữa trị; lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán tìm tác nhân gây bệnh hợp với phân loại hình thái, xác định giới tính và thu mẫu ADN để phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu; xử lý vết thương cho Rùa. Các bác sỹ thú y và chuyên gia thủy sản sẽ phân tích tác nhân gây bệnh, xây dựng phác đồ điều trị; quyết định chủng loại thuốc, liều lượng thuốc và lên phác đồ điều trị. Sau khi điều trị, Rùa sẽ được đưa ra bể nuôi dưỡng một thời gian để tiếp tục theo dõi và về lại hồ Hoàn Kiếm sau khi đã làm sạch môi trường nước của hồ. |
Phóng to |
Chiếc lồng chứa Cụ Rùa được đưa ra khu vực vây bắt - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Đội lai dẫn rùa đang đưa Cụ Rùa về Tháp Rùa - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Một du khách nước ngoài tỏ ra hào hứng sau khi theo dõi quá trình lai dẫn Cụ Rùa - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Chiếc lồng sắt chứa cụ Rùa đang được đưa lên bờ - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Chân dung chú Nguyễn Quang Huệ, người đã nhanh nhẹn ngăn chặn Cụ Rùa bơi ra ngoài lưới - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Việc lai dẫn rùa đã thu hút được sự quan tâm rất lớn từ người dân - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Đông đảo người dân hỗ trợ đội kéo lưới - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Phóng to |
Để làm giảm bớt cái lạnh giá, đội ngũ hậu cần thường xuyên phải cung cấp bột gừng để làm ấm cơ thể cho đôi lai dẫn Cụ Rùa - Ảnh: Nguyễn Khánh |
Ai “hạnh phúc” như cụ rùa?Huy động đặc công bắt rùa hồ GươmSốt ruột với sức khỏe cụ rùaDiễn tập đưa rùa hồ Gươm lên thápVụ rùa hồ GươCụ rùa thoát khỏi lưới, trở lại hồVụ rùa hồ Gươm: Nhiều hạn chế cần rút kinh nghiệm
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận