Phóng to |
Ông Lê Văn CuôngẢnh: V.DŨNG |
- Vinashin là tập đoàn kinh tế, Chính phủ và bộ ngành liên quan phải quản lý, chứ cứ nói buông lỏng, để lãnh đạo Vinashin “gia trưởng” mà các cơ quan chức năng không biết, không ngăn được là vô lý. Dân muốn Quốc hội mổ xẻ vấn đề này đến nơi đến chốn, xử lý trách nhiệm nghiêm minh, từ đó chấn chỉnh cơ chế điều hành.
* Nhiều đại biểu cho rằng báo cáo của Chính phủ chưa cụ thể. Ông thấy thế nào?
- Báo cáo đổ lỗi cho chủ trương trung ương, khuyết điểm chủ yếu ở lãnh đạo tập đoàn. Chính phủ chỉ có trách nhiệm chung, tin vào báo cáo không đúng sự thật của Vinashin, không chỉ đạo sát. Tôi cho đó là cách nhìn nhận không đi thẳng vào thực chất. Vì Chính phủ, bộ, ngành là cơ quan quản lý, sao lại chỉ nghe báo cáo? Phải quản lý bằng các quy định, giao cho họ tài sản, quyền lớn vậy mà không quy định thiết chế quản lý, giám sát đủ là không hoàn thành nhiệm vụ. Không hoàn thành nhiệm vụ thì thứ nhất là do trình độ thiếu; thứ hai là thiếu trách nhiệm; thứ ba là có nhóm lợi ích, có xảy ra cái gì thì đổ cơ chế.
* Vậy theo ông, để Vinashin nợ nần như thế thì trách nhiệm thuộc về ai?
- Theo phân cấp trách nhiệm, Thủ tướng bổ nhiệm lãnh đạo tập đoàn mà để như thế thì Thủ tướng phải chịu trách nhiệm. Nếu Thủ tướng bận, không quản hết được thì phải có đơn vị chuyên trách quản lý. Nếu Thủ tướng giao cho các bộ mà các bộ không hoàn thành nhiệm vụ thì bộ trưởng nào đó phải chịu trách nhiệm.
Bây giờ chúng ta đang đề cao trách nhiệm cá nhân nhưng Thủ tướng chỉ nói Chính phủ nhận trách nhiệm. Như thế thì chung chung quá, trong Chính phủ có hơn 20 vị, có vị không liên quan gì đến quản lý Vinashin. Nếu họ có biểu quyết thông qua vấn đề gì của Vinashin thì họ mới chịu trách nhiệm, nếu không mà nói họ có trách nhiệm thì khó thuyết phục. Nếu nói Chính phủ thì phải chứng minh tập thể chịu trách nhiệm như thế nào. Khi nói nhận trách nhiệm, theo tôi, cần đi kèm nhận hình thức kỷ luật, không thể nói chung chung được vì đây là vấn đề lớn, người dân nghe thế thấy không thuyết phục thì khó chấp nhận.
* Báo cáo nêu việc tổng giám đốc Vinashin Phạm Thanh Bình kiêm bí thư đảng ủy, chủ tịch HĐQT... là do lỗi tập đoàn chậm kiến nghị. Như thế có hợp lý?
- Tập quyền sinh ra nhiều thói hư tật xấu. Về nguyên lý, ta luôn phải hiểu cá nhân người có quyền lực rất khó tự nguyện tước bỏ quyền lực của mình. Anh cấp phó làm sao dám làm văn bản kiến nghị lên trên tước bớt quyền của lãnh đạo. Dường như có một cái gì đó tế nhị nên tình trạng trên mới được tồn tại lâu vậy. Tổ chức mà không tạo cơ chế có giám sát, để tập trung quyền lực vào tay một người thì sinh ra độc đoán, gia trưởng là khó tránh.
* Các báo cáo thanh tra của các bộ, ngành, theo tổng thanh tra Trần Văn Truyền, cũng đã có phát hiện nhưng Vinashin không thực hiện.
- Hai lần Thanh tra Chính phủ đề nghị thanh tra cũng không được. Nói do khủng hoảng kinh tế nhưng người dân cho rằng có biểu hiện bao che. Cần giải thích, làm rõ hơn. Tôi nghĩ ý thức nhận trách nhiệm của ta còn đơn giản quá.
* Qua báo cáo của Chính phủ, cũng có thể rút ra không thể điều hành chỉ dựa trên báo cáo?
- Vinashin gian dối là sự thật rồi. Không chỉ có Vinashin mà tôi thấy thực tế nhiều nơi, người ta thích báo cáo thế nào thì báo cáo, cơ chế kiểm tra lại thiếu và trên cũng thường tin vào báo cáo. Qua vụ việc này chứng minh sự quản lý quan liêu, không sát thực tế vẫn còn.
Nợ Vinashin bằng tiền đóng thuế của 1.000 doanh nghiệp trong 3 năm Theo kết quả khảo sát 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất VN mới đây của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá VN (VNR), tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của 1.000 doanh nghiệp này đóng trong ba năm từ 2007-2009 là 84.000 tỉ đồng. Như vậy so với tổng số nợ của Vinashin khoảng 86.000 tỉ đồng thì vẫn thấp hơn 2.000 tỉ. Đáng lưu ý, trong số 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất đã bao gồm cả các tập đoàn, doanh nghiệp lớn ở VN như Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản, Công ty Prudential, Phú Mỹ Hưng... Nếu so riêng khu vực doanh nghiệp FDI thì các doanh nghiệp dạng này trong nhóm 1.000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất VN trong ba năm cũng chỉ nộp được 20.000 tỉ đồng - chưa bằng1/4 tổng nợ của Vinashin. |
___________________
Năm 2010, Chính phủ thông báo Tập đoàn Vinashin không còn khả năng thanh toán, các khoản nợ lên đến 86.000 tỉ đồng, dư luận lại phải đặt dấu hỏi vì sao chi nhánh của Công ty kiểm toán KPMG đã kiểm toán Vinashin từ năm 2007-2009 nhưng lại không đưa ra những cảnh báo? KPMG không phát hiện hay biết mà không công bố?
Trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thu Trang, phụ trách truyền thông của KPMG, cho rằng không thể cung cấp kết quả kiểm toán Vinashin cho cơ quan báo chí. Theo bà Trang, cơ quan chức năng khác có thể cung cấp chứ KPMG không thể cung cấp. Phía KPMG cũng không thể bình luận gì về vấn đề tính chính xác, khách quan của báo cáo kiểm toán do chính công ty mình làm đối với Vinashin. Khi KPMG ký hợp đồng và thực hiện kiểm toán xong báo cáo tài chính của Vinashin, đó là tài sản của Vinashin và muốn có kết quả này, dù dư luận đòi hỏi, báo chí cũng phải xin chính Vinashin đồng ý KPMG mới có thể cung cấp.
Theo quy định tại nghị định 91/2008/NĐ-CP, các kết luận của kiểm toán nhà nước đều được công khai. Tuy nhiên, hầu hết kết luận KTĐL đến nay vẫn chưa được các công ty kiểm toán công bố.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Sẽ thay đổi nhân sự lãnh đạo VinashinKhi Vinashin làm... xe máyBắt 4 cán bộ cao cấp của VinashinBắt nguyên Chủ tịch HĐQT Vinashin Phạm Thanh BìnhTròng trành VinashinXem xét trách nhiệm cơ quan quản lý VinashinXác định rõ vai trò kinh tế nhà nước“Nhà giàu” vẫn được vay ưu đãiVinashin có tổng giám đốc mớiÔng Nguyễn Quốc Ánh làm quyền tổng giám đốc VinashinLấy 300 triệu USD trái phiếu quốc tế để Vinashin trả nợĐề nghị báo cáo Quốc hội tình hình VinashinVinashin vay thì phải trảVinashin có chủ tịch hội đồng thành viên mớiĐề nghị Quốc hội kết luận rõ vụ VinashinKhông giám sát được đầu tư của Vinashin
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận