Phóng to |
Cuốn sách do nhà xuất bản Springer ấn hành. Nhân sự kiện ICM2010, nhà xuất bản Springer đã mang đến 500 cuốn sách này. Toàn bộ số sách đã được mua hết ngay lập tức. Sau đó những người sở hữu cuốn sách - chủ yếu là các nhà toán học- đã xếp hàng dài để được GS Ngô Bảo Châu ký tặng.
Thời gian ban tổ chức ICM2010 dự kiến dành cho phần ký tặng của GS Ngô Bảo Châu là 30 phút. Tuy nhiên với số lượng người xếp hàng chờ đợi quá đông, thời gian đã phải kéo dài thêm 15 phút nhưng vẫn không thể đáp ứng được hết. Nhiều người cho biết đã có cuốn sách trong tay nhưng chưa kịp được GS Ngô Bảo Châu ký tặng sẽ tiếp tục tìm cơ hội gặp GS để xin chữ ký.
Ngay đầu giờ chiều của phiên họp ngày 22-8, GS Ngô Bảo Châu đã có bài báo cáo trước phiên toàn thể của đại hội. Bài báo cáo dài một giờ đồng hồ có tựa đề “Phép nội soi các dạng tự đẳng cấu” (Endoscopy of automorphic forms), một vấn đề quan trọng của Đại số.
Người điều hành phiên họp này là Giáo sư James Arthur (Đại học Toronto, Canada). GS James Arthur là thành viên Ủy ban bầu chọn giải thưởng Fields của Hội Toán học thế giới (IMU) năm nay và chính là người đã có bài nhận xét dài 25 phút về công trình của Ngô Bảo Châu - lời giải cho Bổ đề cơ bản trong chương trình Langlands.
Theo đánh giá của GS James Arthur, Ngô Bảo Châu được trao giải Fields vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản quan trọng cho giả thuyết của Langlands với trường hợp tổng quát. Ông nhận định “Đây là một công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu, phức tạp và đòi hỏi sự nỗ lực hết mình của nhà toán học. Thành công của nó không chỉ cần đến tài năng mà còn nhờ vào sự kiên nhẫn, tâm huyết và say mê nghề nghiệp của Ngô Bảo Châu”.
Phóng to |
Ảnh: Nguyễn Việt Dũng |
Ông cũng nhấn mạnh “Tôi hy vọng rằng điều này sẽ làm rõ ràng lý do tại sao kết quả công trình nghiên cứu của Ngô Bảo Châu là một nền tảng quan trọng chứng minh cho giải thuyết này. Đây là một luận cứ sâu sắc và hoàn chỉnh, được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu của các nhà toán học đã đóng góp những hiểu biết của mình trong vòng hơn 30 năm qua. Thực sự, Ngô Bảo Châu đã có một ý tưởng tuyệt vời trong việc áp dụng phương pháp toàn cầu cho Bổ đề cơ bản của Langlands”.
Kết thúc phần trình bày, GS Ngô Bảo Châu sẽ trả lời một vài câu hỏi của các nhà toán học tham dự phiên họp xung quanh nội dung bản báo cáo.
Bài báo cáo gây nhiều cảm xúc
Một lần nữa, chiều ngày 22-8, GS Ngô Bảo Châu lại khiến những người VN, đặc biệt là các nhà toán học VN đến từ Viện Toán, ngập tràn xúc động khi slide đầu tiên của bản báo cáo trước phiên toàn thể của GS xuất hiện trên màn hình với dòng chữ nơi làm việc gồm: Viện toán học cao cấp Princeton, Trường ĐH Paris-Sud và Viện Toán Việt Nam.
Bản báo cáo của GS Ngô Bảo Châu được ban tổ chức ICM2010 xếp là báo cáo danh dự, mở đầu phiên họp buổi chiều ngày 22-8. Trong đó GS Ngô Bảo Châu đã giới thiệu với các nhà toán học về công trình nghiên cứu “Bổ đề cơ bản”- công trình mang đến cho anh giải thưởng Fields.
Phóng to |
Hình ảnh nội dung báo cáo của GS Ngô Bảo CHâu. Ảnh: Hoài Linh |
Theo ghi nhận của phóng viên Tuổi Trẻ, bài báo cáo trong một giờ, bắt đầu từ 13g45 theo giờ Ấn Độ (3g15 phút chiều theo giờ Việt Nam) đã thu hút sự chú ý với sự hiện diện của đông đảo các nhà toán học trong hội trường lớn.
Sự chú ý đặc biệt dành cho bản báo cáo của GS Ngô Bảo Châu đã được dự báo trước vì GS là người duy nhất trong bốn nhà toán học được giải thưởng Fields được mời đọc báo cáo toàn thể. Ba người còn lại là các báo cáo mời tại từng tiểu ban trong thời gian 45 phút.
Kết thúc bản báo cáo, trao đổi với Tuổi trẻ, một số nhà toán học nước ngoài cho hay tầm cỡ công trình của GS Ngô Bảo Châu cũng như vấn đề được đặt ra trong bản báo cáo vượt quá khả năng nắm bắt của họ nhưng họ không thể bỏ qua buổi báo cáo.
Phóng to |
Con gái GS Ngô Bảo Châu có mặt để nghe bản báo cáo của cha - Ảnh: Nguyễn Việt Dũng |
“Như nhiều người khác, tôi hiểu công trình của GS ở đỉnh cao của toán học mà không phải người làm toán nào cũng có thể hiểu và đánh giá được. Nhưng tôi thực sự quan tâm đến con đường GS Châu đã tiến tới kết quả này, tầm ảnh hưởng của công trình đối với nền toán học và khoa học của thế giới. Chúng tôi cũng muốn hiểu rõ hơn về phương pháp nghiên cứu, tài năng và con đường đi đến thành tựu này của ông. Những điều đó rất có ích với những người làm khoa học”- Adandateetha Magasuli, nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục và nghiên cứu Bhopal (Ấn Độ) cho biết.
Sau đây là những hình ảnh riêng của Tuổi Trẻ online về buổi báo cáo của GS Ngô Bảo CHâu tại Đại hội toán học thế giới
Phóng to |
GS Ngô Bảo Châu và ông James Arthur, GS trường ĐH TH Toronto, Canada trước giờ đọc báo cáo - Ảnh: Hoài Linh |
Phóng to |
GS Ngô Bảo Châu đọc báo cáo trước đại hội về công trình nghiên cứu thành công "Bổ đề cơ bản" vào lúc 13g45 ngày 22-8 - Ảnh: Hoài Linh |
Phóng to |
GS Ngô Bảo Châu đọc báo cáo trước đại hội về công trình nghiên cứu thành công "Bổ đề cơ bản" vào lúc 13g45 ngày 22-8 - Ảnh: Hoài Linh |
Phóng to |
Trao quà tặng kỷ niệm của ban tổ chức cho GS Ngô Bảo Châu - Ảnh: Hoài Linh |
Phóng to |
Ký tặng các thành viên tham dự buổi nghe báo cáo của GS Ngô Bảo Châu - Ảnh: Hoài Linh |
Phóng to |
GS Ngô Bảo Châu cùng các nhà toán học VN ngay sau khi hoàn tất bài báo cáo - Ảnh: Nguyễn Việt Dũng |
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng FieldsGiáo sư Ngô Bảo Châu: Chúng ta hãy đi cùng một con đườngGS Ngô Bảo Châu giao lưu với bạn đọc Tuổi Trẻ Kỳ 1: Những người bạn lớn của toán học VN Kỳ 2: Ngô Bảo Châu sản phẩm đặc biệt của A0 Kỳ 3: Đôi cánh gia đình Kỳ 4: Ngô Bảo Châu và duyên kỳ ngộ với Pháp Kỳ 5: Những điều thú vị về Ngô Bảo ChâuKỳ 6: Ai là tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận