22/12/2013 07:46 GMT+7

Rất nhiều giáo viên mầm non yêu trẻ

KOTANI YOSHIHISA (tổng giám đốc Trường mầm non quốc tế Nhật Bản Mirai tại TP.HCM)LÊ NAM ghi
KOTANI YOSHIHISA (tổng giám đốc Trường mầm non quốc tế Nhật Bản Mirai tại TP.HCM)LÊ NAM ghi

TT - Tôi đã ở VN 27 năm nên rất chia sẻ với những bất cập của hệ thống nhà trẻ, trường mầm non mà VN đang đối diện.

Uncf057L.jpgPhóng to
Tìm được nơi gửi trẻ an toàn là mong muốn chính đáng của các bậc cha mẹ. Trong ảnh: cô cháu Trường mầm non Hoa Mai, Q.3 (TP.HCM) trong một buổi sinh hoạt - Ảnh: Như Hùng

Nhật Bản cũng phải mất thời gian rất dài mới có thể đưa hệ thống các nhà giữ trẻ, trường mầm non đi vào lề lối, quy củ và chuẩn mực như ngày nay, nên để so sánh hệ thống trường mầm non, nhà trẻ ở VN với Nhật Bản là vô cùng khập khiễng.

Qxa1xgjK.jpg
Ảnh: L.N.
Tôi tin VN còn rất nhiều giáo viên mầm non có trình độ, được đào tạo bài bản, thương yêu trẻ em, dẫu có những giáo viên không tốt như báo chí phản ánh đã làm ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của trường mầm non ở VN.

Ở Nhật Bản, thời gian nghỉ hộ sản cũng như VN, nhưng khi trẻ còn nhỏ chưa đủ tuổi vào trường mầm non thì người mẹ có thể gửi trẻ ở nhà giữ trẻ của cả nhà nước và tư nhân để đi làm. Những trường mầm non, nhà trẻ tư nhân ở Nhật đều phải có giấy phép mới được hoạt động. Và để được cấp phép, các trường mầm non, nhà trẻ tư nhân phải thỏa mãn được những quy định rất chặt chẽ về cơ sở vật chất như: trường rộng bao nhiêu mét vuông, có bao nhiêu loại trang bị vật chất, có bao nhiêu bảo mẫu, cô giáo, trình độ, kinh nghiệm của các cô giáo, bảo mẫu như thế nào, mỗi cô giáo có thể giữ tối đa bao nhiêu trẻ, bằng cấp của giáo viên, bảo mẫu...

Cơ quan quản lý giáo dục của Nhật sẽ kiểm tra rất kỹ các điều kiện này cũng như thường xuyên kiểm tra, giám sát những nhà giữ trẻ, trường mầm non này. Họ đặc biệt xem trọng và kiểm tra xem giáo viên, bảo mẫu có thực hiện tốt, thực hiện đúng những quy định trong hành nghề hay không.

"Ở Nhật Bản, những giáo viên, bảo mẫu vi phạm quy định dù chỉ một lần cũng bị tước bằng vĩnh viễn, không có cơ hội quay lại nghề nữa. Tất nhiên trường học có liên quan cũng bị chế tài rất nặng"

Ông Kotani Yoshihisa

Tôi nghĩ VN đang thiếu giáo viên mầm non. Nếu giáo viên mầm non đã được đào tạo của VN nhiều hơn nữa thì những nhà giữ trẻ, trường tư thục vẫn có cơ hội để các giáo viên này đến làm việc, và như thế khả năng các trẻ bị bạo hành sẽ ít hơn. Nhà nước nên miễn học phí cho người học ngành mầm non để thu hút thêm nhiều người học. Các tổ chức xã hội, doanh nghiệp... nên chung tay góp sức hình thành các quỹ để xây dựng thêm nhà trẻ, trường mầm non cho trẻ. Khi có trường, có giáo viên trình độ..., tôi nghĩ nạn bạo hành sẽ giảm.

Trẻ em là tài sản quý giá và là tương lai của một đất nước nên phải được nâng niu, trân trọng. Chúng tôi truyền dạy cho trẻ bằng sự yêu thích, hứng thú trong hoạt động, dạy cho trẻ lối sống, những cử chỉ đẹp và dạy bằng lời nói để trẻ vui và lớn lên bằng niềm vui mỗi ngày chứ không phải thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đánh đập trẻ để mong trẻ sợ mà làm theo yêu cầu của người lớn. Bạo hành với trẻ sẽ gây những ảnh hưởng rất xấu đến bản tính của trẻ em.

Ở Nhật Bản, những người nhiều tiền thường gửi con đến các trường quốc tế, tư thục cao cấp..., nhưng người nghèo, ít tiền vẫn gửi được con đến những trường đảm bảo tiêu chuẩn. Nhà trường nhìn vào thu nhập của cha mẹ để quyết định mức thu học phí của gia đình trẻ, phần còn lại sẽ do nhà nước, các tổ chức đóng góp thêm.

Đặc biệt ở Nhật Bản, các công ty có trách nhiệm với nhân viên của mình trong việc tìm kiếm và hỗ trợ họ gửi con đến nhà giữ trẻ hay trường mầm non, đảm bảo để nhân viên yên tâm dồn tâm trí cống hiến cho công ty mà không phải lo lắng chuyện con cái. Cụ thể, công ty sẽ chi trả phần chênh lệch giữa số tiền phụ huynh có thể đóng và học phí của trường. Những người không đi làm thì con cái của họ cũng được gửi vào các hệ thống nhà giữ trẻ, trường mầm non và chi phí sẽ do chính phủ, các nghiệp đoàn, nhà tài trợ của trường đảm nhiệm.

Kazuko Higuchi (chủ nhiệm giáo dục Trường mầm non quốc tế Nhật Bản Mirai):

Chúng tôi không bao giờ ép bé ăn

YIPAbSQB.jpg
Tôi đã khóc khi xem clip “Đày đọa trẻ em mầm non” trên tuoitre.vn. Tôi không thể nào tưởng tượng nổi, kinh khủng quá, làm sao những người lớn bằng sức lực của mình lại có thể xuống tay với những đứa trẻ chỉ vài ba tuổi bé xíu thế kia? Công việc của các bảo mẫu, giáo viên trường mầm non là giáo dục chứ không phải hành hạ các em bé. Tôi sợ rằng các bé này sẽ bị tổn thương tinh thần rất nặng nề về sau.

Cách giáo dục của Nhật Bản hướng cho các bé tự lập từ nhỏ, từ 2 tuổi trở đi các bé phải tự gắp, tự ăn. Các cô bảo mẫu phải nói cho bé nghe món ăn này tốt cho sức khỏe như thế nào, món này có chất gì cung cấp cho cơ thể bé... để bé có hứng thú tự ăn món ăn đó. Chúng tôi hướng cho trẻ tự ăn theo sức của mình, ăn bằng sự thích thú để bé có thể cảm nhận được sự ngon miệng từ món ăn mang đến. Chúng tôi không bao giờ bắt ép bé ăn vì như thế sẽ làm bé sợ ăn.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Đày đọa trẻ mầm nonXem video clip Đày đọa trẻ mầm nonBộ GD-ĐT yêu cầu tổng rà soát mầm non ngoài công lậpBạo hành học sinh mầm non: cách nào hạn chế?Khởi tố, bắt tạm giam hai “cô giáo” đày đọa trẻ mầm nonBóp cổ, gí đầu, lấy khăn bịt mũi, tát vào mặt bé

KOTANI YOSHIHISA (tổng giám đốc Trường mầm non quốc tế Nhật Bản Mirai tại TP.HCM)LÊ NAM ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên