22/11/2013 15:01 GMT+7

Ung thư phải qua khám dịch vụ: y đức ở đâu?

Ba Lam
Ba Lam

TTO - Câu chuyện "Đẩy bệnh nhân ung thư qua khám dịch vụ" (Tuổi Trẻ ngày 22-11) làm dấy lên nhiều bức xúc trong bạn đọc. Việc đẩy bệnh nhân ung thư qua khám dịch vụ khác nào đẩy bệnh nhân nghèo đến đường cùng?

Đẩy bệnh nhân ung thư qua khám dịch vụ

Thẻ bảo hiểm y tế trong trường hợp này lẽ nào chỉ là tờ giấy lộn? Y đức để đâu khi "ép" bệnh nhân "tự nguyện" đi khám dịch vụ kiểu đó? Làm sao để chấm dứt hiện trạng này để bệnh nhân ung thư bớt gian lao trong hành trì giành giật sự sống? Có thỏa đáng không khi vin lý do quá tải để làm túi tiền bệnh nhân thêm vơi đi?... là những câu hỏi bạn đọc gửi về TTO.

Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến.

eVHWhXyF.jpgPhóng to
Bệnh nhân chờ đăng ký uống iôt phóng xạ tại khoa y học hạt nhân Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - Ảnh cắt từ clip quay ngày 25-10

Quá tải bệnh viện như chuyện 1001 đêm

Sự phân bố bệnh nhân ở nước ta khác với các nước khác là theo hình tháp ngược, nghĩa là ở tuyến đầu thì ít mà tuyến chuyên khoa thì quá đông.

Đó là hậu quả của việc người dân và kể cả lãnh đạo ngành y tế quốc gia xem nhẹ phòng bệnh từ nhiều nhiều năm trước, đầu tư nhân lực vật lực cho tuyến ban đầu sơ sài qua loa, chủ yếu trang bị kỹ thuật tiên tiến và chú trọng đào tạo bác sĩ chuyên khoa sâu mà không quan tâm đào tạo bác sĩ đa khoa tuyến đầu, trang bị cơ sở vật chất cho tuyến đầu.

Nhất là không có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Y tế và các bộ ngành khác... để tạo một môi trường sống an toàn mọi mặt cho nhân dân.

Cần linh hoạt

Cơ quan bảo hiểm y tế cần bỏ quy định bệnh nhân chỉ được khám một nơi. Khi nơi này quá tải, bệnh nhân có quyền sang nơi khác mà không cần phải làm thủ tục chuyển thì mới mong được đối xử tốt hơn.

Nỗi khổ xuất phát từ BHYT

Bài báo mới chỉ viết về nỗi khổ của bệnh nhân khám BHYT chứ chưa nói đến nỗi khổ của nhân viên y tế khí khám cho đối tượng có BHYT.

Tôi là bác sĩ và có khám cho BHYT nhiều rồi mới thấu hiểu nỗi khổ khi khám cho đối tượng này, nỗi khổ đến từ cơ quan BHYT chứ không phải từ bệnh nhân. Đây là cơ quan độc quyền nên mới không quan tâm thực sự đến bệnh nhân, vừa quan liêu, vừa cứng nhắc. Người gánh hậu quả chính là những bệnh nhân.

Thêm vào đó, đề án thành lập mạng lưới bác sĩ gia đình đang được Sở Y tế TP.HCM triển khai là biện pháp giảm tải tận gốc nếu thành công.

Vấn đề là các bệnh viện tuyến chuyên khoa có thực sự muốn giảm tải hay không? Bởi vì ai cũng thấy rằng chính sự quá tải mới tạo ra khoản thu nhập khổng lồ cho các bệnh viện này.(giống như chuyện 1001 đêm kể hoài không hết). Đó là một sự thật nghịch lý và đau xót cho bệnh nhân nhất là những bệnh nhân nặng.

Đọc bài viết Đẩy bệnh nhân ung thư qua khám dịch vụ ta sẽ cảm nhận được thái độ của bác sĩ giám đốc Bệnh viện Ung bướu khi nói: "Bệnh nhân nào có điều kiện thì tự nguyện chuyển qua dùng dịch vụ chứ không ai ép cả". Bác sĩ giám đốc cũng chẳng có một câu nào về dự định cải cách sao cho BN được hưởng lợi ích cao nhất từ BHYT.

Vì vậy câu chuyện quá tải bệnh viện tuyến chuyên khoa sẽ là câu chuyện kể hoài không hết.

Nỗi khổ của bệnh nhân có ai thấu hiểu?

Tôi từng có người nhà mắc bệnh hiểm nghèo phải vào Bệnh viện Ung bướu điều trị. Những gì báo chí nếu cũng chỉ là một số khó khăn mà người bệnh phải "bất lực" chấp nhận. Không còn lựa chọn nào khác.

Nhà tôi đã có hai người ra đi vì căn bệnh quái ác này và cũng hai lần tôi phải rối bời và suy nghĩ về quá trình chữa trị của người thân tại bệnh viện này. Có những lúc trong đầu tôi chớm lên suy nghĩ: thôi về nhà chờ chết cho xong. Nghĩ thì vậy nhưng thật ra đâu ai làm được chuyện đó. Cuối cùng cũng phải cầu lụy để được nhập viện chữa trị.

Còn nhiều bệnh viện như thế

Việc đẩy người bệnh có thẻ bảo hiểm qua khám dịch vụ không chỉ có riêng tại Bệnh viện Ung bướu mà nó xảy ra ở nhiều bệnh viện. Tôi dù có bảo hiểm đi nữa nhưng với thời gian chờ đợi như vậy nên việc khám chi phí không cao thì sẽ chọn khám dịch vụ.

Báo chí cần đưa tin việc này cũng như phỏng vấn bộ trưởng bộ y tế liệu việc khám dịch vụ có dẫn đến lợi ích riêng của bệnh viện hay bản thân cá nhân nào không.

Hành trình vào viện đầu tiên là thủ tục nhập viện nhiêu khê. Tôi và người nhà đã phải đế̉n bệnh viện lúc 6 giờ sáng, chen lấn để đăng ký khám trước khi nhập viện. chờ đợi cả ngày mới đến lượt gặp bác sĩ. Bác sĩ chỉ hỏi vài câu và xem sơ hồ sơ bệnh án rồi cho nhập viện.

Tôi thở phào nhẹ nhõm tưởng đã qua được ải. Nhưng không, khi tôi làm xong thủ tục nhập viện, tạm ứng viện phí xong, được hướng dẫn ngồi chờ gặp bác sĩ điều trị của khoa, nhưng đến ba ngày vẫn không thấy tăm hơi của bác sĩ đâu. Tôi hỏi điều dưỡng thì chỉ được câu trả lời hiện giờ bác sĩ đang bận. Dù mang tiếng nhập viện nhưng người thân đâu có giường nằm, phải nằm hành lang, và cứ thế sáng đến bệnh viện, tối về nhà (cũng may là nhà tôi ở tại Sài Gòn).

Cuối cùng bằng cách nào đó, thì người nhà của tôi cũng được chuyển đến khoa điều trị hoá chất. Lên tới đây thì ổn rồi. Sau đó thấy kết quả tốt, tôi rất mừng vì công chầu chực cũng không uổng. Khi nghe bác sĩ bên khoa hóa trị bảo đã ổn định rồi, giờ chuyển qua xạ trị nữa là xong, tôi lại lật đật đi làm thủ tục xin xạ trị.

Qua đây thì cũng không khá hơn gì lúc đầu, thủ tục tuy có đơn giản hơn nhưng, người nhà tôi cũng phải chờ đợi đến nửa tháng. Cứ sáng đi chiều về mà không hề nhận được lịch hẹn điều trị, chỉ bảo hôm nay chưa làm được thôi về đi, mai đến. Nửa tháng mà vẫn chưa đến lượt điều trị của mình. Nửa tháng gần như không có thuốc, người nhà tôi trở bệnh nặng lại. Tôi lại phải xin nhập lại khoa cũ để bác sĩ kiểm tra.

Và chị tôi đã mãi mãi ra đi vào ngày 16-2-2006. Còn rất nhiều tình tiết nhỏ tôi xin không nêu ra. Nỗi khổ của bệnh nhân ung thư có ai thấu hiểu?

Quá tải còn do quản lý kém

Bệnh viện quá tải chỉ một phần là do bệnh nhân đông, phần còn lại do cách tổ chức và quản lý, do chỉ định cận lâm sàng tràn lan, quá lạm dụng, nhất là siêu âm.

Khi làm dịch ngoài giờ đã phạm hai điều: Thứ nhất, nhân viên hoạt động quá công sức sẽ ảnh hưởng sức khỏe và sự sáng suốt vì sau đó phải tiếp tục làm trong giờ, liệu có đảm bảo chuyên môn khi sức mệt mỏi?

Thứ hai, máy móc hoạt động quá công suất sẽ mau hư hỏng gây hao phí tài sản nhà nước,trong khi anh lấy tiền dịch vụ bỏ vào túi riêng, thử hỏi từ tiền dịch vụ có mua thêm được máy siêu âm nào không?

Còn điều trị iôt phóng xạ tại sao không có thuốc khi BHYT mà dịch vụ lại có thuốc? Phải chăng dành thuốc để điều trị dịch vụ thu tiền cao bỏ túi nên thiếu thuốc cho đối tượng BHYT?

Cả bệnh viện đều làm dịch vụ, thật là buồn cười. Trách nhiệm thuộc về ban giám đốc. Thật đau khổ cho bệnh nhân ung thư, vừa khổ vì bệnh lại vừa khổ vì những người khoác lên mình chiếc áo trắng mà đầu thì đã đen thui rồi.

BHYT hay tờ giấy lộn?

Mua BHYT rồi khi mắc bệnh đến bệnh viện để được khám, lại mắc kẹt ở bệnh viện vì nhiều lý do: chờ, chưa có thuốc,nhiều bệnh nhân quá khám không kịp... - có 1001 lý do! Lẽ nào người dân bỏ tiền mua BHYT chỉ được một tờ giấy... lộn không hơn không kém?

Tiến Hùng

Ba Lam
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Tu\u1ed5i Tr\u1ebb ng\u00e0y 22-11) l\u00e0m d\u1ea5y l\u00ean nhi\u1ec1u b\u1ee9c x\u00fac trong b\u1ea1n \u0111\u1ecdc. Vi\u1ec7c \u0111\u1ea9y b\u1ec7nh nh\u00e2n ung th\u01b0 qua kh\u00e1m d\u1ecbch v\u1ee5 kh\u00e1c n\u00e0o \u0111\u1ea9y b\u1ec7nh nh\u00e2n ngh\u00e8o \u0111\u1ebfn \u0111\u01b0\u1eddng c\u00f9ng?" />