22/03/2016 12:09 GMT+7

Xem những bức tranh vẽ cho trẻ em Syria

HOÀI CHI (Theo BBC)
HOÀI CHI (Theo BBC)

TTO -  Mời bạn đọc xem những bức tranh trong tạp chí dành cho trẻ em Syria của nữ nghệ sĩ Diala Brisly - những bức tranh khiến ta lặng lòng nhưng không nguôi hi vọng...

It’s a baby girl - Bé gái đó

It’s a baby girl (Bé gái đó): Trong bức vẽ này là một người đàn ông sắp chết đuối nhưng trên tay vẫn cầm điện thoại như thể đang gửi đi những tin nhắn cuối cùng đến người thân, hoặc ghi lại những gì đang xảy ra cho một chiếc thuyền cao su nhỏ giữa biển.

Ngoài người đàn ông đáng chú ý đó còn có hình ảnh một bé gái. Bức họa được đặt tên It's a baby girl như thể ngụ ý có một sự kết thúc nhưng đồng thời cũng có một sự bắt đầu. Những người trên thuyền đã đi cùng một bé gái nhỏ như là ước nguyện về một cuộc sống mới. Rồi những chiếc áo phao, chúng cũng gợi ý rằng tất cả chúng ta đã cần đến tấm áo phao như thế nào trong cuộc sống chứ không chỉ riêng những người đang lênh đênh giữa biển cả.

Tiếng súng nội chiến Syria tạm ngưng, nếu những người dân Syria vui một thì nữ nghệ sĩ Diala Brisly là người vui mười bởi lẽ cô là người chủ biên và đang tiếp tục thực hiện dự án tạp chí dành cho trẻ em Syria, giúp động viên và giữ cho bọn trẻ niềm hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn, trong đó quan trọng nhất là giữ cho bọn trẻ ở tuổi hồn nhiên tránh khỏi trở thành các chiến binh nhí.

Tuy Brisly phải chạy thoát khỏi quê hương Syria từ năm 2013 và hiện đang sinh sống ở Beirut, nhưng dự án tạp chí có tên Zayton và Zaytonah của cô tiếp tục được duy trì ở quê nhà. Hiện tại việc in ấn tạp chí đang được thực hiện ở thành phố Aleppo sau khi cơ sở trước đó ở Saraqeb đã bị phá hủy sau các trận pháo kích.

•	Child labour (Đứa bé mưu sinh): Cậu bé này đi bán kẹo bông gòn. Nó là một biểu trưng. Cậu bé còn nhỏ nhưng đã phải mưu sinh đi bán đồ cho những đứa trẻ khác đồng tuổi hoặc có khi nhỏ tuổi hơn, bởi vì cậu ta cần phải có tiền để sống. Hầu hết độc giả của tạp chí đều ở vào cùng cảnh ngộ. Nên đó là lý do Brisly đã vẽ cậu bé với nét vẽ trông thật vui tươi, hạnh phúc. Hiện tại thì cậu ta chưa có giải pháp nào khả dĩ hơn, cậu ta lấy lao động mưu sinh làm niềm vui vì ít ra cậu còn lành lặn và có công việc nhỏ bé để theo đuổi.
Child labour (Đứa bé mưu sinh): Cậu bé này đi bán kẹo bông gòn. Hầu hết độc giả của tạp chí đều ở vào cùng cảnh ngộ phải mưu sinh từ nhỏ. Nên đó là lý do Brisly đã vẽ cậu bé với nét vẽ trông thật vui tươi, hạnh phúc. Hiện tại cậu bé chưa có giải pháp nào khả dĩ hơn, cậu lấy lao động mưu sinh làm niềm vui vì ít ra cậu còn lành lặn và có công việc nhỏ bé để theo đuổi.

Brisly cho biết cô từng trò chuyện với những người nhận phân phối tạp chí của cô và được biết những đứa trẻ rất thích ấn phẩm này, nhưng giờ đây không ít trong số ấy đã phải buộc cầm súng. Và tất nhiên là chúng không còn có thể đọc tạp chí nữa vì "nó bị cấm".

Brisly cũng nhớ một câu chuyện khi còn ở Syria về một bé gái mang theo đàn guitar đi gặp một nhóm trẻ con, ngỏ ý muốn chơi cho chúng nghe, nhưng khi cô bé này mở bao để lấy đàn ra thì một trong những đứa trẻ đã khóc ré lên vì nghĩ rằng đó là một cây súng. Và mọi người đã phải mất nhiều giờ đồng hồ để trấn tĩnh đứa bé rằng đó chỉ là một nhạc cụ.

Bản thân Brisly đã mất em trai vì cuộc nội chiến nên cô hiểu rất rõ cảm giác tuyệt vọng, bất lực khi sinh mạng của con người trở nên bấp bênh hơn bao giờ.

Vì vậy cô chọn cách truyền tải chút hi vọng vào các tranh ảnh minh họa, mà theo ý cô là đối mặt với khắc nghiệt theo một cách khác: dùng nghệ thuật như một giải pháp và đặt nhân sinh quan vào trong một bức họa.

Be my leg - I will be your arm (Hãy là chân của tôi – Còn tôi sẽ là cánh tay của bạn): Đây là một hình thức tự động viên khác của Brisly trước những nỗi đau mất mát của đồng bào và chính bản thân cô – ai cũng có những mất mát song vẫn có thể nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau.
Be my leg - I will be your arm (Hãy là đôi chân của tôi – Tôi sẽ là cánh tay của bạn): Đây là một hình thức tự động viên khác của Brisly trước những nỗi đau mất mát của đồng bào và chính bản thân cô - ai cũng có những mất mát song vẫn có thể nương tựa và giúp đỡ lẫn nhau.
•	Refugee (Người tị nạn): Những người tị nạn đang phải đối mặt với thực tế bơ vơ, không chốn dung thân. Tuy rằng họ ở trong những chiếc lều song không khác gì đang lơ lửng trên khinh khí cầu, không biết gió sẽ đưa đẩy trôi dạt về phương nào. Đó là một tình cảnh “tạm thời dài hạn”. Ngay cả khi may mắn có được chốn nương náu tốt thì cũng không phải là điều chắc chắn, phận người vẫn nổi trôi...
Refugee (Người tị nạn): Những người tị nạn đang phải đối mặt với thực tế bơ vơ, không chốn dung thân. Tuy rằng họ ở trong những chiếc lều song không khác gì đang lơ lửng trên khinh khí cầu, không biết gió sẽ đưa đẩy trôi dạt về phương nào. Đó là một tình cảnh “tạm thời dài hạn”. Ngay cả khi may mắn có được chốn nương náu tốt thì cũng không phải là điều chắc chắn, phận người vẫn nổi trôi...
Leave Us (Rời bỏ): Cảm hứng của bức vẽ này đến với Brisly sau thông tin về vụ thảm sát Houla hồi tháng 12/2012. Brisly đã xem một tấm ảnh chụp một cậu bé bị mất một chân và tay sau cuộc thảm sát ấy, và cô đã vẽ lại theo cách của riêng mình. Quả bóng bay là biểu trưng cho tuổi thơ của bất kỳ đứa trẻ nào. Khi vẽ nó vào, cô muốn truyền đi thông điệp đừng tuyệt vọng, song thực tế vẫn phải được tôn trọng dù rất tàn khốc.
Leave us (Rời bỏ): Cảm hứng của bức vẽ này đến với Brisly sau thông tin về vụ thảm sát Houla hồi tháng 12-2012. Brisly đã xem một tấm ảnh chụp một cậu bé bị mất một chân và tay sau cuộc thảm sát ấy, và cô đã vẽ lại theo cách của riêng mình. Quả bóng bay là biểu trưng cho tuổi thơ của bất kỳ đứa trẻ nào. Khi vẽ nó, cô muốn truyền đi thông điệp đừng tuyệt vọng, song thực tế vẫn phải được tôn trọng dù rất tàn khốc.
•	Inside me (Ở trong tôi): Đây là tâm trạng mâu thuẫn nội tại của Brisly khi buộc phải chạy trốn khỏi quê hương để có thể tồn tại. Cô đã cảm thấy có lỗi cùng đồng bào và cảm giác cô đơn lạc lõng khi không ở lại Syria. Khi dừng chân lại ở Beirut, cô đã lao vào làm công tác xã hội hỗ trợ những người tị nạn ngõ hầu giúp an ủi mặc cảm tội lỗi nói trên.
Inside me (Bên trong tôi): Đây là tâm trạng mâu thuẫn nội tại của Brisly khi buộc phải chạy trốn khỏi quê hương để có thể tồn tại. Cô đã cảm thấy có lỗi với đồng bào và cảm giác cô đơn lạc lõng khi không ở lại Syria. Khi dừng chân lại ở Beirut, cô đã lao vào làm công tác xã hội hỗ trợ những người tị nạn một phần như để an ủi chính mình.
Ảnh bìa mới nhất của tạp chí do Brisly thực hiện - Ảnh: Brisly
Ảnh bìa mới nhất của tạp chí do Brisly thực hiện - Ảnh: Brisly
Nghệ sĩ Brisly - Ảnh: BBC
Nghệ sĩ Brisly - Ảnh: BBC
HOÀI CHI (Theo BBC)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên