06/05/2011 08:07 GMT+7

Xe ben phá nát một gia đình

(NGỌC CHI)
(NGỌC CHI)

TT - LTS: Không thể chấp nhận được tình trạng cứ một năm có 11.000 người chết do tai nạn giao thông. Để mổ xẻ thực trạng và tìm giải pháp cho vấn đề này, Tuổi Trẻ mở tuyến bài Đừng chết oan vì tai nạn giao thông.

FurcJD2n.jpgPhóng to

Hiện trường vụ tai nạn xe ben tông gia đình anh Lê Văn Tuấn trên đường tránh Nam Hải Vân (TP Đà Nẵng) Ảnh: Đ.Cường

Xe ben cán 3 người cùng một gia đình

Gia đình anh Lê Văn Tuấn gồm ba người, cả ba đều là nạn nhân của vụ tai nạn giao thông ngày 4-5 trên tuyến đường tránh nam Hải Vân (TP Đà Nẵng). Gia đình này giờ đây trở nên tang thương khi người cha tử nạn, người mẹ hấp hối, con trai 4 tuổi vẫn mê man trong bệnh viện.

Căn nhà tạm bợ

Sáng 5-5, chúng tôi tìm về nhà anh Lê Văn Tuấn ở vùng quê Điện Hồng (Điện Bàn, Quảng Nam). Ở vùng quê này có lẽ khó tìm ra nhà nào nghèo hơn nhà Tuấn. Ba anh em chung nhau trong một căn nhà tạm bợ. Chiếc quan tài nằm lặng lẽ giữa căn nhà trống hoác. Mái tôn rách lỗ chỗ, nắng trên mái nhà rọi thẳng xuống nơi Tuấn nằm.

Xe khách tông xe tải, 1 người chết, 13 người bị thương. Sáng sớm 5-5, trên quốc lộ 1A (đoạn thuộc địa phận thôn Phú Hữu, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, Khánh Hòa), một xe khách chạy hướng Nam - Bắc đã đâm vào phía sau xe tải đang chạy phía trước. Hậu quả, anh Nguyễn Chí Thành, lái xe khách, chết tại chỗ, 13 hành khách đi trên xe khách bị thương, trong đó nhiều người phải đưa đi cấp cứu.

Chiều hôm trước, người dân thôn 10 ở xã Điện Hồng chới với khi hay tin tai nạn thảm khốc xảy ra với gia đình Lê Văn Tuấn. Tuấn vốn được tiếng ngoan hiền nên khi nghe tin dữ này không ai cầm được nước mắt. Chập choạng tối, thi thể Tuấn mới được đưa từ Đà Nẵng về nhà. Nhà Tuấn nghèo, từ ban chiều lúc hay tin Tuấn mất, bà con lối xóm đã gọi nhau cùng gom góp thêm chút tiền lo việc mai táng. Ông Hùng, chú ruột của Tuấn, phải chạy vạy cả buổi chiều mới mượn đủ tiền mua áo quan cho Tuấn.

Gia đình có sáu anh em, Tuấn là con thứ tư, 36 tuổi. Cha mẹ mất sớm. Nhà nghèo, mấy anh em sống đùm bọc nhau, Tuấn chỉ học hết lớp 9 là phải nghỉ ngang. Đến tuổi 18, Tuấn nhập ngũ. Ngày ra quân, ở quê nhà không đủ ruộng để cày, anh đến Lâm Đồng phát rẫy thuê. Nơi núi rừng, anh gặp chị Huế quê tận Sơn La theo gia đình vào đây lập nghiệp.

Cùng cảnh ngộ, cảm mến sự hiền lành, chất phác, chị Huế đem lòng yêu thương anh. “Hai đứa nghèo quá nên cũng không làm nổi đám cưới. Hồi đó nó dẫn con Huệ về đây thưa với họ hàng rồi đưa nhau đi làm giấy kết hôn xong rồi sống với nhau luôn” - ông Vinh, một người bác họ của Tuấn, rầu rĩ nói về cảnh éo le của đứa cháu.

iz7jwed5.jpgPhóng to
Những người bà con trong gia đình bên quan tài anh Lê Văn Tuấn - Ảnh: HỮU KHÁ

Ai ngờ...

Vợ chồng lấy nhau được ít lâu, Tuấn đưa vợ con về quê sống, rồi sau đó ra Đà Nẵng xin vào làm công nhân ở nhà máy thép. Anh Hoàng - một đồng nghiệp của Tuấn, đang chạy ngược xuôi lo hậu sự cho người bạn xấu số - buồn bã nói: “Tuấn siêng năng lắm. Tháng nào cũng đi làm đủ ba mươi ngày. Nhiều đêm khi nghỉ giữa ca nó kể chuyện gia đình thật tội nghiệp. Vợ nó bị u nang buồng trứng nên không làm được gì. Hằng ngày mọi thứ tiền trọ, tiền ăn, con học đều một tay hắn lo”.

Anh Hoàng kể: “Sáng 4-5, Tuấn đang làm cùng ca với tôi thì nghe tin trong quê báo ra có người thím vừa qua đời, Tuấn liền vội vã về nhà dẫn vợ con về quê. Khoảng tiếng đồng hồ sau tôi nghe Tuấn bị tai nạn. Cứ tưởng bị nhẹ thôi chứ ai ngờ...”. Anh Lê Văn Khánh, anh ruột của Tuấn, nghẹn ngào: “Sáng đó thím ruột của tui mất. Tui điện ra Đà Nẵng báo tin cho nó biết. Nghe tui nói, nó khóc rồi bảo chiều em về. Vậy mà...”.

Theo những người chứng kiến, vụ tai nạn xảy ra lúc Tuấn đang chở vợ con chạy xe đến đoạn đường thôn Đại La, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng). Anh bị xe ben tông và kéo rê trên đường, Tuấn chết tại chỗ, chị Huế và cháu Tiến bị thương rất nặng.

Trưa 5-5, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cho biết tình trạng sức khỏe của chị Huế rất xấu, còn cháu Tiến vẫn mê man. Đến chiều, qua điện thoại, một người bà con anh Tuấn buồn bã nói: “Bác sĩ bảo chuẩn bị lo hậu sự cho Huế. Đám tang Tuấn chưa đưa, giờ thêm Huế nữa, không biết tụi tui xoay xở thế nào đây”.

AKwR30MJ.jpgPhóng to

Nguyễn Trường Giang đang được người nhà chăm sóc - Ảnh: N.HÀ

“Ố, ố, i ọ, i ọ” - những thanh âm ngọng nghịu, u ơ được phát ra từ miệng con trai cao lớn khiến ông Nguyễn Hữu Trường (thị trấn Lu, huyện Bảo Thắng, Lào Cai) ứa nước mắt. “Bố, bố, đi học, đi học. Nó định nói vậy mà cố lắm chỉ phát âm được thế kia...” - ông quay sang “phiên dịch” giùm con trai 18 tuổi.

Năm tháng trước, Nguyễn Trường Giang - con trai ông Trường - bất tỉnh ngay giữa quốc lộ khi bị một người say xỉn đi xe máy đánh võng, lấn đường, đâm từ phía ngược chiều. Tám ngày sau tai nạn, Giang phải trải qua hai cuộc mổ não. Lần mổ đầu để cấp cứu, giải phóng máu đông trong não khi sự sống được các bác sĩ Bệnh viện số 1 Lào Cai xác định là 1/10.

Sau đó, khi đã giành được Giang từ tay tử thần, các bác sĩ phải mổ lần thứ hai cho Giang với đường mổ dài gần 30cm trên đầu. Song sau hai ca mổ, tình trạng “sống dở, chết dở” của Giang vẫn không cải thiện. Hôn mê sâu, liên tục phải có máy trợ thở, gia đình đã nghĩ đến tình huống xấu nhất. Không ai ngờ sau gần hai tháng hôn mê, một ngày đầu tháng 2-2011, Giang tỉnh lại.

Dù được cứu sống, Giang không còn là cậu học sinh lúc nào cũng chăm chỉ học hành, luôn đứng ở tốp đầu của lớp 12 Trường THPT số 1 Bảo Thắng nữa. Giang bị liệt nửa người và trở nên ngây ngô như một đứa bé tuổi tập nói. Nũng nịu, đòi hỏi, lúc nhớ lúc quên, nhìn mọi thứ đều lạ lẫm.

Ông Trường đành phải ngậm ngùi xin tạm nghỉ việc để dành thời gian săn sóc con. “Năm tháng trời nằm hết viện nọ đến viện kia, riêng chi phí điều trị đã hết 200-300 triệu đồng, nhưng gia đình không nhận được bất cứ đền bù hay sự thăm hỏi từ phía người gây tai nạn. Họ đánh tiếng nhà họ nghèo, đi tù cũng chịu chứ đền bù thì không...” - ông Trường buồn rầu nói.

(NGỌC CHI)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên