18/10/2023 18:56 GMT+7

Việt Nam làm gì để trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm?

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực. Giải pháp nào để thực hiện được mục tiêu này?

Các chuyên gia thảo luận tại diễn đàn Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế ngày 18-10 - Ảnh: D.LIỄU

Các chuyên gia thảo luận tại diễn đàn Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế ngày 18-10 - Ảnh: D.LIỄU

Diễn đàn Đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực y tế diễn ra ngày 18-10 tại Hà Nội với sự tham gia của 20 diễn giả là chuyên gia lĩnh vực y tế tại Việt Nam và trên thế giới.

Tại diễn đàn, các chuyên gia cùng chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận về xu hướng nghiên cứu, phát minh, đóng góp thiết thực nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển ngành y dược Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho hay Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ trở thành trung tâm sản xuất dược phẩm giá trị cao trong khu vực. Phấn đấu giá trị xuất khẩu thuốc sản xuất trong nước đạt khoảng 1 tỉ USD.

"Việt Nam đang được xem là điểm đến hấp dẫn để các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia thành lập cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, trong đó bao gồm cả việc thành lập các cơ sở sản xuất thuốc để từ đó xuất khẩu sang các quốc gia khác. 

Bộ Y tế tin rằng dư địa để khai thác các tiềm năng thương mại trong lĩnh vực dược còn rất nhiều", bà Hương nhấn mạnh.

Trao đổi tại diễn đàn, ông Tạ Mạnh Hùng - phó cục trưởng Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) - nhận định thực tế ngành dược tại Việt Nam vẫn còn một số mục tiêu chưa đạt.

"Cụ thể, hiện gần 90% nguyên liệu sản xuất thuốc là nhập khẩu. Tỉ lệ thuốc được đánh giá tương đương sinh học thấp, chỉ khoảng 10%.

Thuốc sản xuất trong nước chưa có tính cạnh tranh cao. Hơn 200 doanh nghiệp chủ yếu sản xuất thuốc generic. Trên thị trường trong nước có hơn 800 dược chất lưu hành, song số lượng dược chất doanh nghiệp trong nước sản xuất chưa quá 50%.

Vì thế, một trong những mục tiêu phát triển ngành dược trong thời gian tới là chuyển một phần từ sản xuất thuốc generic sang thuốc phát minh", ômg Hùng nói.

Ông Hùng cũng đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu phát triển ngành dược tại Việt Nam. Trong đó, cần tiếp tục hoàn thiện về thể chế, pháp luật về sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, cung ứng, phân phối.

Đặc biệt, ưu đãi cao nhất cho nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc phát minh, vắc xin, sinh phẩm.

Bên cạnh đó, cần có quy hoạch, bố trí, dành quỹ đất cho phát triển các cơ sở nghiên cứu, sản xuất thuốc; quy hoạch phát triển vùng trồng, vùng khai thác, chế biến dược liệu của Việt Nam.

Thực hiện các giải pháp về nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát thị trường thuốc, nguyên liệu làm thuốc, đặc biệt là kiểm định vắc xin, sinh phẩm.

Ngoài ra, cần đẩy mạnh nghiên cứu và tham gia phối hợp quốc tế nhằm phát triển thuốc biệt dược gốc, thuốc chuyên khoa đặc trị. Có định hướng và lộ trình cụ thể để chuẩn hóa các hoạt động đào tạo cơ bản, đào tạo liên tục và đào tạo nâng cao cho đội ngũ nhân lực dược…

Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và chuyển giao công nghệ. Ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi số để hiện đại hóa ngành dược.

Ngài Julien Guerrier - đại sứ, trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam - tin tưởng y tế Việt Nam sẽ có bước phát triển về công nghệ và chăm sóc sức khỏe theo công nghệ mới trong thời gian tới.

Đột phá trong ngành công nghiệp dược phẩm nhờ ứng dụng AIĐột phá trong ngành công nghiệp dược phẩm nhờ ứng dụng AI

Một số công ty công nghệ y tế trên thế giới đang tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tìm thuốc phù hợp cho bệnh nhân.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên