21/09/2017 08:30 GMT+7

Vì đâu họ trở thành những con nghiện xê dịch?

PHAN PHƯƠNG
PHAN PHƯƠNG

TTO - Không cần việc làm ổn định ngày 8 tiếng, xê dịch cho ta được sống, đi và thở một cách trọn vẹn với mơ ước, sẵn sàng học hỏi và đối mặt với cuộc sống bên ngoài bức tường an phận.

Vì đâu họ trở thành những con nghiện xê dịch? - Ảnh 1.

Mai Hương trên núi Everest - Ảnh do nhân vật cung cấp

Chủ nghĩa xê dịch không phải hiện tượng mới lạ, mà đã được nhắc đến từ thời "một ngàn chín trăm hồi đó" của nhà văn Nguyễn Tuân (1910-1987) - một trong những cá nhân tiên phong về lối sống xê dịch, "luôn thay đổi thực đơn cho giác quan", luôn khao khát được sống tự do, ung dung thưởng ngoạn những cái hay, cái đẹp của cuộc sống, được tận mắt chứng kiến những mặt trái ngược của cuộc đời, khí quản luôn nóng hổi nguồn sống năng động, tích cực và tràn trề sinh lực.

Họ bỏ việc và quẩy ba lô lên đường, vì sao vậy? Họ bỏ việc và quẩy ba lô lên đường, vì sao vậy?

TTO - Bỏ việc tốt để đi du lịch, thậm chí biến du lịch thành nghề kiếm sống? Nghe có vẻ hoang đường, nhưng thực tế đây lại là một xu hướng đang được nhiều bạn trẻ trên thế giới lựa chọn.

Chiến thắng bản thân và những nỗi sợ vô hình

Tôi gặp Phạm Mai Hương trong một buổi chiều nắng nhẹ. Cô xuất hiện với mái tóc thắt bím sát đầu cá tính và sự lém lỉnh thường lệ. Cô gái sinh năm 1991 này từng quyết định "trốn nhà đi bụi", leo núi Everest tháng 3-2016.

"Mình đâu dám xin phép gia đình, vì chắc chắn bố mẹ không đồng ý. Thời đó, mình làm trong cơ quan nhà nước, đánh liều lên phòng giám đốc nộp đơn xin nghỉ phép với lý do đi leo đỉnh Everest mà sếp ngỡ ngàng, không tin. Đến khi mình 'xin phép cho em được thực hiện mơ ước lớn nhất của cuộc đời', sếp mới đồng ý", cô kể.

Hành trình lên "nóc nhà thế giới", dù chỉ đến Everest Base Camp ở độ cao hơn 5.000m, cũng chính là lần đầu tiên xuất ngoại của cô nàng tốt nghiệp khoa Báo chí ĐH Sư Phạm Đà Nẵng. Để đến được đây, mỗi ngày tranh thủ giờ nghỉ trưa, cô leo thang bộ 9 tầng tòa nhà văn phòng, chạy bộ hơn 10 km từ cầu Rồng lên đến chùa Linh Ứng (Đà Nẵng).

"Sau khi leo Everest về, mình quyết định nghỉ làm hẳn. Bố mẹ rất tức giận, thậm chí dọa từ mặt. Đồng nghiệp cũng ái ngại vì không dễ để có được vị trí làm việc nhà nước ổn định như vậy. Lý do chính là vì mình cảm nhận được trái tim đã đập rất mạnh, rất nhanh trong những chuyến đi. Mình biết chắc chắn điều thú vị nhất của cuộc sống mình ở đó. Mình còn trẻ, có quyền được làm điều mình thích, đặt chân đến những vùng đất mới, tiếp xúc với những nền văn hóa mới và chia sẻ với mọi người".

Vì đâu họ trở thành những con nghiện xê dịch? - Ảnh 3.

Mai Hương trong thời gian sống cùng Tsaata - bộ tộc di cư cuối cùng ở Mông Cổ - năm 2016 - Ảnh do nhân vật cung cấp

Đến nay, Mai Hương đã đi hầu hết cả tỉnh miền núi phía Bắc (lần gần nhất là săn mây ở Y Tý) và các tỉnh phía Nam cũng như đi Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Hong Kong, Ấn Độ và đặc biệt là Mông Cổ.

Cô làm bạn với đại bàng, tuần lộc, lạc đà trên đường đi. Cô sống với bộ lạc Apatani hay Tsaata, không nề hà ăn bốc bằng tay, không có nước sinh hoạt và dĩ nhiên không hề có smartphone, mạng xã hội hay internet.

Trèo đèo, lội suối, băng rừng, lặn biển, leo Everest, chịu thấu cái lạnh âm hàng chục độ C, cô gái Việt Nam của thế hệ người trẻ mê xê dịch nặng chưa đầy 45kg, cận 4 độ khiến người ta khâm phục.

Vì đâu họ trở thành những con nghiện xê dịch? - Ảnh 4.

Mai Hương tại rừng Taiga, Mông Cổ - Ảnh do nhân vật cung cấp

Sau 1 năm đi đến nhiều vùng đất, Phạm Mai Hương tự thấy bản thân đã khác rất nhiều, đôi mắt rộng mở, trái tim và tấm lòng cũng bao dung hơn, đôi chân cũng đã rắn rỏi cứng cáp hơn. Da đen đi nhiều và tóc cũng đã khô hơn.

Cô kể: "Nhiều người nói mình không còn trắng đẹp như khi còn làm văn phòng, nhưng mình vẫn thấy mình đẹp nhất khi là chính mình, được sống cuộc sống mình muốn. Mình chỉ đẹp nhất khi bản thân mình thấy hạnh phúc? Vì thế mà mình chưa bao giờ hối hận trước quyết định từ bỏ con đường an toàn và ổn định để xách ba lô lên và bước ra ngoài thế giới. Bởi, chỉ đơn giản để biết được mình là ai, mình có thể làm được những gì và đi được đến đâu. Và đó mới là một cuộc sống thực sự".

Lăn lộn với thời cuộc và nắm bắt xu thế

Nhà văn trẻ Anh Khang được biết đến với tuyển tập các cuốn sách như "Ngày trôi về phía cũ", "Trời vẫn còn xanh - Em vẫn còn anh", "Thương mấy cũng là người dưng", lập kỷ lục nhà văn trẻ có nhiều bản in nhất Việt Nam (năm 2015), cũng là một "con nghiện xê dịch".

Vì đâu họ trở thành những con nghiện xê dịch? - Ảnh 5.

Anh Khang ở New York - Ảnh do nhân vật cung cấp

Để tìm nguồn cảm hứng mới, lăn lộn với thời cuộc nắm bắt xu thế, anh đã "phượt" qua rất nhiều cung đường từ Bắc chí Nam, đến Indonessia, Đài Loan, Hong Kong, Mỹ, châu Âu, vừa đi vừa học hỏi, thưởng ngoạn và cũng làm việc

Sau hàng trăm chuyến đi, Anh Khang nhận ra: "Lúc chụp tấm hình này khi bay qua gữa thăm thẳm biển khơi, mình - một mình - đối diện với chiếc thuyền đang rẽ sóng giữa trùng dương - cũng một mình, chợt nhận ra một chân lý giản đơn: Một mình vẫn vui! Cô đơn tự mình chọn hóa ra còn dễ chịu hơn nhiều thứ cô đơn khi cưỡng cầu ở cạnh một người không yêu mình".

Vì đâu họ trở thành những con nghiện xê dịch? - Ảnh 6.

Anh Khang tại Bồ Đào Nha - Ảnh do nhân vật cung cấp

Xê dịch từ trong suy nghĩ

Gần đây, chúng ta quen hơn với khái niệm "gap year" khi nhiều bạn trẻ ở Mỹ, châu Âu chọn phương án "nghỉ hẳn 1 năm hay một thời gian" để được sống chậm, sống "chất", sống như những gì họ mơ ước để chính họ trả lời được câu hỏi: họ là ai, đang ở đâu, muốn gì, họ cần phải làm gì để sống có ý nghĩa trong vài chục năm tiếp theo của cuộc đời.

Cái bạn cần trước tiên là "xê dịch được trong suy nghĩ" một cách tự nhiên, tự nguyện và bản lĩnh nhất. Xê dịch không chỉ đơn giản là xê dịch về địa lý mà quan trọng nhất là trong suy nghĩ. Bạn chỉ cần bước ra khỏi vùng an toàn của bản thân đã được gọi là xê dịch rồi.

Bạn chẳng cần phải chuẩn bị nhiều quần áo, túi xách, mỹ phẩm, GoPro hay gậy tự sướng, cũng chẳng cần phải hô hoán lên cho thiên hạ biết rằng mình chuẩn bị thực hiện kế hoạch gap year, sẽ đến nơi này vào ngày này, rời đi vào ngày nọ.

Như anh chàng Soi Rukami (chủ xưởng da Hanoi Craft tại TP.HCM) ghi vài dòng đơn giản trên trang cá nhân để thông báo cho chuyến "lên đường đi bộ" qua nhiều nước, bắt đầu từ tháng 9: "Sói sẽ rời khỏi Sài Gòn, tạm dừng công việc làm da có thể là 1 năm, hoặc hơn. Quyết định nghe có vẻ bất ngờ, nhưng thực ra đã được nuôi nấng, ấp ủ suốt mấy chục năm, là ước mơ lớn nhất trong đời Sói...

Tới đâu cũng được, cho đến khi không thể đi được nữa thì thôi. Ai biết ngày mai ta còn đủ khoẻ, đủ mộng mơ, đủ tò mò, đủ hứng thú để đi không? Nên làm được, đi được, hãy làm luôn, đi luôn. Đi để học, tìm kiếm ý tưởng 'triệu đô', đi để gặp gỡ, trò chuyện, để nhìn thấy, hay đơn giản đi để sống thôi. Miễn là đi!"

Bạn suy nghĩ gì về việc bỏ việc để đi tìm trải nghiệm? Mời bạn chia sẻ với chúng tôi qua phần bình luận dưới bài viết, hoặc gởi về địa chỉ tto@tuoitre.com.vn; hongtuoi@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!
Chàng phượt thủ gặp ai cũng ướm thử dép Chàng phượt thủ gặp ai cũng ướm thử dép 500 phượt thủ kiêm móc bọc, lượm ve chai 500 phượt thủ kiêm móc bọc, lượm ve chai Đi phượt, chiếu phim, chụp hình cho trẻ em Đi phượt, chiếu phim, chụp hình cho trẻ em
PHAN PHƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên