Tàu thăm dò Hằng Nga 4 của Trung Quốc đã đáp xuống 'vùng tối' của Mặt trăng vào ngày 3-1 - Ảnh: CNSA
Tại cuộc họp báo diễn ra hôm 14-1 về kế hoạch này, ông Wu Yanhua - phó giám đốc cơ quan vũ trụ quốc gia Trung Quốc, cho biết họ đang thử nghiệm các thiết bị mới nhằm phục vụ cho việc xây dựng trạm nghiên cứu nói trên.
Trung Quốc, Mỹ, Nga và một số nước châu Âu đều đang thảo luận về tính khả thi của công nghệ in 3D trong việc xây dựng này.
Việc xây dựng sẽ được thực hiện sau khi Trung Quốc lần lượt phóng thêm 4 tàu thăm dò nữa lên Mặt trăng. Trong đó tàu Hằng Nga 5 được phóng vào cuối năm nay để mang các mẫu vật từ Mặt trăng về Trái đất.
Tàu Hằng Nga 6 sẽ thu thập mẫu vật ở 'vùng tối' Mặt trăng và đưa chúng trở về Trái đất. Hằng Nga 7 có nhiệm vụ cao hơn là tiến hành "thăm dò toàn diện 'vùng tối' của Mặt trăng", bao gồm địa hình, thành phần vật chất và môi trường không gian.
Cuối cùng, tàu Hằng Nga 8 sẽ thử nghiệm các công nghệ và thực hiện một số thăm dò sơ bộ để các quốc gia cùng xây dựng một cơ sở nghiên cứu Mặt trăng trong tương lai.
"Chúng tôi hi vọng Hằng Nga 8 sẽ mang lại những kết quả khả thi trong việc xây dựng căn cứ chung này. Đây sẽ là lần đầu tiên chúng ta có thể nghiên cứu một cách sâu sắc và kỹ lưỡng nhất nguồn gốc, sự hình thành, thậm chí là cả tuổi của Mặt trăng", ông Wu nói.
Ông cũng tiết lộ Trung Quốc sẽ phóng tàu thăm dò tới Sao Hỏa vào khoảng năm 2020.
Trung Quốc đã có một bước tiến lớn trong tham vọng đạt được vị thế siêu cường vũ trụ khi trở thành quốc gia đầu tiên hạ cánh thành công tàu thăm dò Hằng Nga 4 (Chang'e-4) ở 'vùng tối' của Mặt trăng vào ngày 3-1 vừa qua.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận