21/12/2018 12:19 GMT+7

Trung Quốc không còn muốn 'ẩn mình chờ thời'?

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

TTO - 40 năm tăng trưởng bằng mọi giá dưới sự lãnh đạo của ông Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào đã để lại cho Trung Quốc một số hệ quả không mong muốn và giờ đây ông Tập Cận Bình đang đối mặt với không ít thách thức.

Trung Quốc không còn muốn ẩn mình chờ thời? - Ảnh 1.

Nhiều người từng hi vọng ông Tập sẽ là một lãnh đạo cải cách theo kiểu Đặng Tiểu Bình - Ảnh: REUTERS

Dù sao đi nữa, chặng đường 40 năm cải cách từ thời cựu chủ tịch Đặng Tiểu Bình cũng là giai đoạn vàng son trong sự giàu có của Trung Quốc.

Và khi Chủ tịch Tập Cận Bình lên nắm quyền lực vào năm 2013, nhiều người đã hi vọng ông sẽ là một nhà lãnh đạo cải cách như Đặng Tiểu Bình.

Thế nhưng trong khi ông Đặng muốn cải cách kinh tế dựa vào thị trường của ông giúp Trung Quốc trở nên giàu có, ông Tập lại mạnh tay áp đặt sự kiểm soát của chính quyền, nhằm biến quốc gia này trở thành một siêu cường chính trị và công nghệ.

Đi ngược Đặng Tiểu Bình

Ông Arthur Kroeber, nhà quản lý của hãng nghiên cứu Gavekal Dragonomics, nhận định: "Một trong những mục tiêu tối quan trọng trong quản lý kinh tế của ông tập là tuyên bố chấm dứt kỷ nguyên cải cách của Đặng Tiểu Bình".

Kể từ thời Đặng Tiểu Bình, các lãnh đạo Trung Quốc về sau đều nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp tư nhân và hạ thấp vai trò của nhà nước đối với nền kinh tế. Thế nhưng, ông Tập dường như cho rằng sự cân bằng vẫn là điều cần thiết, theo ông Kroeber.

Bỏ qua lời khuyên của ông Đặng rằng Trung Quốc nên "ẩn mình chờ thời", ông Tập đối đầu với Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhiều lãnh đạo thế giới khác vốn cảm thất vọng sau nhiều năm Bắc Kinh trì hoãn việc mở cửa thị trường cho doanh nghiệp nước ngoài.

Giới phê bình tại cường quốc châu Á này cho rằng những doanh nghiệp lớn của họ có thể vươn ra cạnh tranh trên thế giới về công nghệ và thương mại, là nhờ vào trợ cấp chính phủ, ưu đãi vay giá rẻ và được bảo vệ khỏi sự cạnh tranh từ bên ngoài.

Sự đối đầu về tư tưởng trên đã gây ra một số hậu quả đầu tiên đối với với chính sách của ông Tập, cũng như khuấy động làn sóng chỉ trích tại Trung Quốc.

Nỗi sợ mang tên bẫy thu nhập trung bình

Sự chỉ trích nổi lên đúng vào thời điểm quan trọng đối với Trung Quốc, khi quốc gia này đang cố gắng thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình, vốn là rào cản để vươn lên thành giàu có. 

Thông thường, trường hợp trên xảy ra vì lương và chi phí cùng tăng làm giảm lợi nhuận của những nhà sản xuất nhu yếu phẩm. Từ đó, nền kinh tế thất bại không thể vươn tới một nền công nghiệp và dịch vụ giá trị cao.

Trung Quốc không còn muốn ẩn mình chờ thời? - Ảnh 2.

Chân dung ông Tập Cận Bình (bìa phải) cùng các nhà lãnh đạo Trung Quốc tiền nhiệm - Ảnh: REUTERS

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chỉ có năm nền kinh tế thuộc khu vực Đông Á thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thành công kể từ năm 1960. Đó là Nhật Bản, Hong Kong, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan.

Để gia nhập nhóm này, ông Tập phải quan sát sự chuyển đổi của thị trường Trung Quốc, kích thích cạnh tranh trong mảng dịch vụ tài chính, cải tiến công nghệ và thắt chặt quản trị doanh nghiệp. Cùng lúc đó, ông vẫn phải đối phó với chính quyền Trump trong cuộc chiến thương mại nhằm kiềm tỏa sự phát triển của Trung Quốc.

Thách thức của ông Tập có thể đúc kết lại thành lực lượng lao động già đi, nợ doanh nghiệp và nợ của chính quyền địa phương chất đống và các hậu quả môi trường cần nhiều thập kỷ nữa để giải quyết.

Để thực hiện được mục tiêu của mình, ông Tập đã thắt chặt kiểm soát trên mọi hoạt động, từ những bài viết trên internet đến các doanh nghiệp tư nhân tự do phát triển nhờ chính sách của ông Đặng.

Ngoài ra, Chủ tịch Tập còn tái thiết lập sự kiểm soát của đảng đối với các doanh nghiệp thông qua các luật lệ, doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng của chính phủ.

Các biện pháp trên chỉ tạo ra tác động về kinh tế sau một thời gian đủ dài. Vì thế, nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Michael Spence cho rằng việc đánh giá mức ảnh hưởng là rất khó khăn và nếu nỗ lực này bị "đẩy đi quá xa có thể gây ra lực cản cho sự đổi mới".

Ngay cả như thế, ông Spence vẫn cho rằng nền kinh tế và dịch vụ số mới mẻ và các nhà sản xuất có giá trị cao hơn sẽ giúp Trung Quốc tiến tới hàng ngũ các quốc gia giàu có.

Trung Quốc mở cửa cho sầu riêng, bưởi, dừa... Việt Nam Trung Quốc mở cửa cho sầu riêng, bưởi, dừa... Việt Nam

Đó là thông tin được ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT đưa ra tại Tọa đàm doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt Nam - Trung Quốc được tổ chức tại TP.HCM ngày 21-12.

NGUYÊN HẠNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên