20/07/2023 18:34 GMT+7

TP.HCM: Nghiên cứu mỗi sở có một phó giám đốc phụ trách khoa học công nghệ

Đó là ý kiến của ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM - tại hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Sở Khoa học và Công nghệ chiều 20-7.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chia sẻ tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM chiều 20-7 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi chia sẻ tại Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM chiều 20-7 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Theo ông Phan Văn Mãi, những đổi mới sáng tạo trong khu vực công hiện cần những quyết định đột phá, không dừng lại ở những quy trình, quy chế.

Từ nghị quyết 98 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi giao Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM nghiên cứu để đề xuất mỗi tổ chức, cơ quan phải có người phụ trách về khoa học công nghệ. 

Mỗi sở sẽ có một phó giám đốc về khoa học công nghệ, mỗi quận huyện có một phó chủ tịch phụ trách về khoa học công nghệ.

"Nghe có vẻ nghịch lý trong giai đoạn hiện nay khi người ta giảm biên chế, giảm chức danh cấp phó thì chúng ta lại có những đề xuất phát sinh. Nhưng nếu chúng ta luận chứng được sự xuất hiện, sự tồn tại của những vị trí này nó sẽ đóng góp cho sự phát triển thì chúng ta sẽ mở ra một hướng đi mới" - ông Mãi nói.

Cần đầu tư đổi mới sáng tạo khu vực công mạnh mẽ hơn

Các diễn giả chia sẻ tại sự kiện sáng 20-7 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Các diễn giả chia sẻ tại sự kiện sáng 20-7 - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Cùng ngày 20-7 tại TP.HCM, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức sự kiện "Thúc đẩy đổi mới sáng tạo mở giải quyết thách thức chuyển đổi số: Trao quyền cho tương lai số Việt Nam".

Ông Andrew Khaw - giám đốc khu vực châu Á của Samsung - nhận định trong xu hướng đổi mới sáng tạo, khu vực công ở nhiều quốc gia ghi nhận tốc độ chuyển đổi số chậm hơn khu vực tư nhân. Điều này sẽ tạo hạn chế cho sự phát triển đổi mới sáng tạo ở quốc gia đó.

Ông Andrew Khaw cho rằng Việt Nam cần đầu tư vào đổi mới sáng tạo khu vực công mạnh mẽ hơn để khu vực công tham gia sâu hơn vào thúc đẩy và dẫn dắt hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.

Ông Andrew Khaw lấy ví dụ Chính phủ Singapore luôn có những chương trình mở để thu hút nhiều start-up trong và ngoài nước tham gia vào đổi mới sáng tạo ở nước này.

Chính phủ Singapore luôn có những chính sách được cập nhật nhanh chóng theo để hướng dẫn và định hướng thị trường. Singapore cũng có những chương trình mới để thu hút các nguồn lực đầu tư vào AI và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo được đưa vào thực tế cuộc sống.

Bà Vân Anh nêu góc nhìn từ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Phần Lan - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Bà Vân Anh nêu góc nhìn từ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ở Phần Lan - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Tương tự, bà Lê Vân Anh - Thương vụ Đại sứ quán Phần Lan, Bộ Kinh tế và Lao động Phần Lan - nêu góc nhìn Chính phủ Phần Lan luôn xây dựng một môi trường để các thành phần trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo có thể tìm thấy nhau.

Điển hình, các doanh nghiệp có thể tận dụng "chất xám" từ các trường đại học, cơ sở vật chất từ các viện nghiên cứu. Các trường, viện lại thông qua doanh nghiệp để thử nghiệm, thương mại hóa các nghiên cứu, tiếp cận thị trường. Đứng giữa quá trình là chính phủ, không chỉ tạo ra hành lang pháp lý mà còn triển khai nhiều hoạt động để kết nối.

Thường niên, Chính phủ Phần Lan luôn tạo ra những chương trình thu hút các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế đến "hiến kế", trao đổi các ý tưởng mới và thúc đẩy thêm tâm thế đổi mới sáng tạo trong nước.

"Một trong những dẫn dắt quan trọng nhất của Chính phủ là xây dựng một hệ sinh thái mở là mở về dữ liệu. Cơ sở dữ liệu mở tạo nền tảng cho các nghiên cứu và phát triển mới trong lĩnh vực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo" - bà Vân Anh nói.

Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam hiện ra sao?

Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) - chia sẻ tại sự kiện - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ông Phạm Hồng Quất - cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) - chia sẻ tại sự kiện - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ông Phạm Hồng Quất - cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp khoa học công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) - cho biết những năm qua, từ chỗ không có tên trên bản đồ đổi mới sáng tạo thế giới, Việt Nam đã thăng hạng từ thứ 72 (2019) lên thứ 52 (2022).

Theo ông Quất, các chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam sở hữu một trong những hệ sinh thái đổi mới sáng tạo có tốc độ tăng trưởng nhanh hàng đầu thế giới. Việt Nam có hơn 3.000 start-up đổi mới sáng tạo, 3 kỳ lân và 208 quỹ đầu tư. Tổng đầu tư năm 2021 ở Việt Nam vào lĩnh vực này là 1,55 tỉ USD.

Úc tài trợ thêm 17 triệu AUD cho đổi mới sáng tạo của Việt NamÚc tài trợ thêm 17 triệu AUD cho đổi mới sáng tạo của Việt Nam

Chương trình Aus4Innovation sẽ được kéo dài thêm 5 năm, đến 2028, nâng mức tài trợ của Úc cho hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam lên 33,5 triệu đô la Úc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên