25/01/2024 13:03 GMT+7

TP.HCM có ngay 15.000 tỉ vào ngân sách, nếu làm xong việc này

TP.HCM yêu cầu 35 tổng công ty, công ty thuộc quản lý của TP.HCM phải nộp khoản tiền hơn 15.000 tỉ đồng chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ vào ngân sách.

TP.HCM đang rất cần nhiều tiền để đầu tư các dự án về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Trong ảnh là phối cảnh cầu Cần Giờ dự kiến tổng mức đầu tư 11.000 tỉ - Ảnh: Sở GTVT TP.HCM

TP.HCM đang rất cần nhiều tiền để đầu tư các dự án về hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông. Trong ảnh là phối cảnh cầu Cần Giờ dự kiến tổng mức đầu tư 11.000 tỉ - Ảnh: Sở GTVT TP.HCM

UBND TP.HCM vừa có quyết định về việc thu hồi nộp ngân sách khoản chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc TP.HCM.

Theo đó, UBND TP.HCM yêu cầu hội đồng thành viên các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thuộc TP thực hiện nộp hơn 15.000 tỉ đồng vào ngân sách TP.

Để dễ hình dung, nếu dùng khoản tiền này đầu tư cầu Cần Giờ (dự kiến tổng mức đầu tư 11.000 tỉ đồng) vẫn còn dư 4.000 tỉ đồng. Còn nếu dùng để mở rộng quốc lộ 13 (ước tính cần hơn 13.800 tỉ đồng) vẫn còn dư 1.200 tỉ đồng.

Đây là khoản tiền chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ (quỹ đầu tư phát triển) tại thời điểm 31-12-2022 theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán.

Hiểu đơn giản, khoản tiền này là khoản lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp, sau khi trừ đi phần tiền đóng các quỹ theo quy định.

Theo quy định, các doanh nghiệp có thể dùng khoản tiền này để bổ sung vào vốn điều lệ. Tuy nhiên, muốn làm được việc này phải xây dựng đề án trình Thủ tướng, với nhiều điều kiện khắt khe.

Cũng theo quy định, khi chưa có đề án bổ sung vốn điều lệ, các doanh nghiệp phải nộp khoản tiền này vào ngân sách.

Theo đó, đối với các doanh nghiệp không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ hoặc không lập phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ quy định tại nghị định 140 năm 2020, cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm rà soát, quyết định và chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện nộp phần chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu so với vốn điều lệ vào ngân sách nhà nước.

Việc nộp phần chênh lệch này không làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp phần chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ của doanh nghiệp vào ngân sách, đồng thời thực hiện hạch toán giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu theo quy định hiện hành.

Trước đó, 9-2-2022, Bộ Tài chính cũng có văn bản gửi các bộ ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và UBND các tỉnh, thành về việc đôn đốc rà soát chênh lệch vốn chủ sở hữu so với vốn điều lệ của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Số tiền cụ thể mà các doanh nghiệp thuộc UBND TP.HCM quản lý phải nộp vào ngân sách theo quyết định như sau:

Số vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp lớn hơn vốn điều lệ - Đơn vị tính: triệu đồng

Số vốn chủ sở hữu các doanh nghiệp lớn hơn vốn điều lệ - Đơn vị tính: triệu đồng

Giao Cục Thuế TP.HCM thực hiện việc thu tiền vào ngân sách

Trong quyết định vừa ban hành, UBND TP.HCM giao ban kiểm soát, kiểm soát viên chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát việc thực hiện nội dung nêu trên của doanh nghiệp đảm bảo đúng quy định.

Đồng thời, giao Cục Thuế TP.HCM tổ chức thực hiện công tác thu, hướng dẫn các doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục khai nộp khoản chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ vào ngân sách.

TP.HCM đề xuất TP.HCM đề xuất 'ứng' ngân sách cho nhà đầu tư tiếp tục dự án chống ngập 10.000 tỉ

TP.HCM đang tích cực đề xuất Trung ương cơ chế sử dụng một phần ngân sách đầu tư công để trả nợ trước cho nhà đầu tư nhằm có chi phí hoàn thành dự án chống ngập 10.000 tỉ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên