26/06/2015 12:12 GMT+7

Bà giận cháu, mẹ dỗi con vì Cô dâu 8 tuổi?

H.L
H.L

TTO - "Không hiểu phim kiểu gì… Nhân vật chính cũng khóc. Phụ cũng khóc. Chửi nhau là khóc..." - lời "ca thán" của một bạn đọc về phim Cô dâu 8 tuổi, bên cạnh chuyện bà giận cháu, mẹ dỗi con cũng vì giành tivi xem "giờ vàng cô dâu".

                                               

Một cảnh nhân vật khóc trong phim Cô dâu 8 tuổi

Thời buổi bây giờ người ta hay nói "Lướt, lướt, lướt... không chấp nhận sự lê thê". Cụ thể như những người tham gia mạng xã hội phải viết ngắn gọn bởi ít ai đủ kiên nhẫn đọc hết status "dài một gang tay" cho dù là các bạn tuổi teen hay người về hưu có thừa thời gian.

Vậy mà nhiều người lại chịu khó bỏ thời gian theo dõi không sót tập nào các bộ phim truyền hình hàng trăm tập, thậm chí gần 2.000 tập như Cô dâu 8 tuổi đang chiếu đình đám.

Đầu tháng, đưa thằng nhóc về Kiên Giang thăm bà nội nuôi, bà mừng lắm vì ở một mình, bà cháu quấn quít nhưng ngay tối hôm sau thì bà giận cháu, bỏ vào phòng đóng chặt cửa.

Lý do thằng nhóc bật phim hoạt hình đúng lúc nội đang theo dõi Cô dâu 8 tuổi. Tôi phải tức tốc mua cái ti vi nhỏ cho thằng nhóc xem riêng, thế là bà cháu lại vui như tết.

Tưởng là chỉ mình tôi thôi, ai dè hình như nhà nào cũng vậy. Mới sáng nay, mấy ông bạn cà phê ở Phú Nhuận cũng than thở xung quanh chủ đề này. Cứ đúng 20g phát là toàn bộ cánh phụ nữ trong nhà dán mắt vào tivi xem Cô dâu 8 tuổi, không cơm nước, không trò chuyện.

"Mà lại mở to hết mức nữa chứ. Nghe mấy cô khóc tiếng Ấn Độ gần hết cả tập mà điên cái đầu!", một ông bạn ngao ngán nói.

Cảnh trong phim Cô dâu 8 tuổi

Ông bạn trên Facebook chia sẻ:

"Nhân tiện cái làn sóng chia rẽ gia đình bởi Cô dâu 8 tuổi, mình xin góp câu chuyện mà mình phải chịu đựng khi ở nhà: Nhà mình lắp K+ với gói dịch vụ cao nhất "hầm bà lằng" đủ thứ kênh. TV đầu tư màn hình to 40 inches. Song giờ chỉ phục vụ đúng... 1 kênh: Today TV!".

"Mỗi lần mình chuyển kênh, mẹ mình lại giận sưng lên, bỏ cả ăn để đi xem phim ở nhà khác. Có hôm mưa gió đùng đùng, mấy đứa con ở nhà mở HBO, bà dỗi, mặc áo mưa, vượt sấm chớp đạp xe đi xem nhờ. Ông thì chiều bà nên cứ đứa nào vào "khung giờ vàng cô dâu" mà mở kênh khác là chửi thôi rồi" - anh kể tiếp.

Nói chung, không có cái khổ nào bằng "sự tra tấn" Cô dâu 8 tuổi. Sức hấp dẫn ở đâu không biết nhưng sự lê thê dài là điều mà ai cũng nhận ra và chuyện... "bớ gọi thần linh".

Đại gia đình trong phim

Đơn cử như cái sự khóc là bà con "kêu thần linh" nhiều nhất, một bạn tổng kết vui như sau:

"Có mỗi việc sai đứa con sang nhà hàng xóm mà hết 2 tập nó chưa chịu sang. Đi ngang qua nhau nhìn thấy nhau hết nửa tập. Người chết 5 tập chưa chôn. Có cái đám tang khóc lóc hết 5 ngày trời. Nói một câu xong cả nhà nhìn nhau hết tập. Chàng dỗi nàng, vùng vẫy sang đường thì bị xe đâm. Bắt đầu hành trình Tìm về dấu yêu, mất hết 5 tập. Có mỗi cảnh ăn cơm hết 3 tập. Một đoạn cãi nhau kéo dài 30 phút. Phim dài một tiếng thì slow motion hết nửa tiếng, lườm nhau nửa tiếng, lườm hết đứa này đến đứa khác".

Mà cũng không hiểu phim kiểu gì… Nhân vật chính cũng khóc. Phụ cũng khóc. Chửi nhau là khóc. Cãi nhau thì cũng nhoè vì nước mắt. Thằng oan cũng khóc. Mà thằng vu oan thấy tội cho thằng bị oan cũng lăn ra khóc.

Trẻ con, người lớn, trung niên, ông bà già trong phim đều ít nhất một lần phải khóc. Cả nhà vừa đón được cô dâu về nhà câu trước câu sau là khóc. Đến cả ngồi ăn cơm cũng chuẩn bị mắt trước mắt sau mà cùng lăn ra khóc. Rồi đến nhiều khi trong phim cả nhà vừa ngưng khóc, không hiểu lòi đâu ra đứa osin lao vào khóc hôi, thế là cả nhà được thể lại lăn ra khóc".

 

H.L
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    C\u00f4 d\u00e2u 8 tu\u1ed5i, b\u00ean c\u1ea1nh chuy\u1ec7n b\u00e0 gi\u1eadn ch\u00e1u, m\u1eb9 d\u1ed7i con c\u0169ng v\u00ec gi\u00e0nh tivi xem "gi\u1edd v\u00e0ng c\u00f4 d\u00e2u"." />