29/05/2017 18:59 GMT+7

Lo ngại các công trình 'giam' nước sông Mekong

TIẾN TRÌNH
TIẾN TRÌNH

TTO - Vấn đề lo ngại nguồn nước sông Mekong bị giam giữ sẽ tác động tiêu cực đến hạ nguồn một lần nữa được các nhà khoa học trình bày tại hội thảo diễn ra ngày 29-5 tại Cần Thơ.

Với chủ đề “Thách thức an ninh nguồn nước sông Mekong và câu chuyện ĐBSCL”, các diễn giả là những nhà khoa học, những nhà báo đến từ Thụy Điển và các nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam đã cùng chia sẻ những quan ngại liên quan đến những tác động của con người lên dòng nước Mekong, ảnh hưởng tiêu cực đến một vùng lạ lưu Mekong.

TS Lê Anh Tuấn - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Biến đổi khí hậu ĐBSCL thông tin ĐBSCL là nơi cung cấp đến 20% lượng gạo của thế giới. Một khu vực giữ vị trí quan trọng với sự đa dạng sinh học, văn hóa, chủng tộc vốn lệ thuộc lớn vào nguồn nước sông Mekong, đang bị đe dọa bởi các công trình tác động đến nguồn nước.

Ông Tuấn cho biết, lượng phù sa về ĐBSCL đã giảm đi thấy rõ trong những năm gần đây.

Nếu trước đây có 160 triệu tấn/năm từ dòng Mekong về khu vực cửa biển thì giờ chỉ còn 85 triệu tấn/năm.

Sự thiếu hụt này, cùng với lượng nước bị “giam” ở bởi các công trình đã gây sạt lở bờ sông và bờ biển khu vực ĐBSCL, giảm nguồn dinh dưỡng, đe dọa đa dạng sinh học… gây tác động xấu đến nhiều mặt của vùng ĐBSCL.

Ông Nguyễn Nhân Quảng, chuyên gia quản lý lưu vực sông cho rằng ngoài hệ thống đập thủy điện ngăn nước, sông Mekong còn đối diện với vấn đề chuyển nước sông trong và ngoài lưu vực sông. Hiện Thái Lan dẫn đầu các nước hạ lưu vực Mekong về số công trình tưới với 6.388 công trình; Lào 2.333 công trình; Campuchia 2.091 công trinh; Việt Nam 606 công trình…

Số lượng này sẽ tăng lên khi Lào dự kiến đến năm 2030 sẽ xây mới 2.786 công trình tưới lấy nước của sông Mekong.

TIẾN TRÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên