15/12/2014 14:52 GMT+7

Nâng lương, giảm tải... tất yếu bỏ được việc dạy, học thêm

TTO tổng hợp
TTO tổng hợp

TTO - Bạn đọc tiếp tục tham gia câu chuyện Tìm thuốc chữa bệnh dạy thêm với nhiều ý kiến cho rằng: muốn chữa được bệnh phải chỉ ra được gốc rễ vấn đề rồi ra toa.

Hình minh họa

Dạy thêm cũng tại mưu sinh

Bạn đọc Giáo Nghèo (giaongheo@...) viết: Có dạy thêm mới hiểu kiếm đồng tiền mưu sinh cho cuộc sống vất vả nhường nào: phải vắt sức ra mà dạy đáp ứng những đòi hỏi từ phụ huynh... Tối về giáo viên ai mà không muốn nghỉ ngơi dành thời gian cho gia đình, ai mà không muốn phục hồi sức lao động sau một ngày làm việc. Khổ nỗi họ không thể kiếm tiền bằng cách khác.

"Lương bổng vẫn là yếu tố quyết định, thưa các vị. Xin mạn phép kê toa để các vị khỏi mất thời giờ hội thảo, nghiên cứu. Có điều khi cầm toa rồi các vị có tiền để mua sử dụng không thì mãi đến giờ vẫn thấy biền biệt" - bạn đọc Giáo Nghèo viết.

Bạn đọc Nguyễn Văn Bình (binhphuvlg@...) cũng chỉ ra: Không dạy tiền đâu mà sống? Lương thì ít. Ai cũng phải ăn mà! 

+ Vậy ra: vì cuộc sống mưu sinh của người lớn mà hành hạ tuổi thơ của các cháu à? Học thế các cháu có thời gian để vui chơi không?

photran (pho_tran@...)

Bạn đọc Trần Thành Được (trieudong201@...) đặt vấn đề: Những ngành khác, ngoài lương người ta còn có thể kiếm thêm khoản này khoản khác chứ giáo viên thì không. Dạy thêm một cách chân chính ngoài tăng thêm thu nhập để thầy cô sống được với nghề cũng là một cách trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để dạy trên lớp được tốt hơn.

"Những thầy cô tự tỏa sáng để học sinh theo học, không dùng mẹo này, chiêu nọ để ép học sinh đi học thì không có gì đáng trách cả" - bạn đọc Thành Được bình luận. 

Bạn đọc Trần Trang (hatrang3637@...) có chung cách đặt vấn đề: Đồng lương ở trường có đủ để bản thân giáo viên lo cho con cái, vợ chồng, ba mẹ già không? Chỉ đủ cho một người là chính họ thôi. Việc cấm giáo viên dạy thêm là một ý kiến quá đáng.

Bạn đọc Phạm Phúc (phamphuc@...) viết: Người giáo viên có quyền được mưu cầu cho cuộc sống tốt đẹp. Khi đồng lương từ ngân sách chưa thỏa mãn được kế mưu sinh thì phải để người giáo viên được cái quyền lấy hơi ra mà bán "cháo phổi". Ai bảo bắt được họ dạy thêm thì đuổi việc kẻ đó là hẹp hòi và phiến diện. Việc đuổi một giáo viên khỏi ngành chỉ có thể xảy ra khi họ đã đánh mất đạo đức và lương tri nghề nghiệp. 

Muốn hết học thêm, giảm tải chương trình

Bạn đọc Lê Hà (hale7675@...) viết: Xin thưa rằng việc gì thuộc nhu cầu xã hội cần thì không thể cấm được! Muốn giảm áp lực cho học sinh thì nên giảm chương trình học trước. Chương trình nặng như hiện nay không thể cấm dạy thêm, học thêm được.

"Cần có chương trình phù hợp và giáo viên là người truyền tải kiến thức một cách đầy đủ cho học sinh. Khi học sinh học đủ rồi đâu cần học thêm!" - bạn đọc Công Thương (congthuong69@..) chỉ ra.

Bạn đọc Khailam (tuhai976@...) cho biết mình không phải là giáo viên mà là một phụ huynh có cháu nội và cháu ngoại đang là học sinh, đưa ra một cách lý giải khác: Việc cho con học thêm cũng chính là vì nhu cầu con mình hơn người của chính các bậc làm cha, làm mẹ.

Bạn đọc Khailam viết: Ai có con đều muốn con mình là siêu nhân cả hoặc gần như thế. Vì vậy ta mới có trường điểm, trường chuyên. Ngoài ra ta còn vô số kỳ thi học sinh giỏi vòng huyện, tỉnh, thành phố, quốc gia.

"Có ai xem thử các đề thi này ra sao không? Khó cực kỳ, thưa các bạn. Tôi cam đoan bài thi ngoại ngữ vào trường chuyên các bạn đã tốt nghiệp phổ thông không làm nổi. Còn bài thi học sinh giỏi ra sao? Thưa các bạn hết HKI học sinh lớp 9 phải học hết chương trình lớp 9 mới có khả năng thi".

"Tôi thường gọi kỳ thi học sinh giỏi là kỳ thi dành cho học sinh học trước chương trình. Còn kỳ thi Olympic thì khỏi nói, nếu chỉ học ở trường thì không bao giờ có chút hi vọng nào". 

Nhưng những kỳ thi đó tỏ ra rất hấp dẫn đối với phụ huynh, thế là mọi người tầm sư cho con mình để mong có chút danh mà không biết để làm gì!

+ Theo tôi, không nên cấm dạy thêm mà chỉ nên cấm giáo viên dạy thêm học sinh của lớp mình.

Giáo viên có học trò lớp khác, trường khác đến học thêm với mình thì việc học thêm mới có ích thật sự và không tiêu cực.

Các cấp quản lý cần quyết liệt và phạt thật nặng những người vi phạm.

Nguyễn Nguyên Ngọt 
(nguyenngot54@...)

Ai nói giáo viên ép học sinh học thêm thì tôi cho là hơi chủ quan đấy. Có thể có nhưng không nhiều đâu vì phụ huynh bây giờ họ không dại đâu các bạn. Một khi bỏ tiền ra thì phải sắm đồ xịn. Giáo viên yếu yếu thì không có cháo mà húp. Còn giáo viên giỏi thật sự bở hơi tai vì nhận người này mà không nhận người kia thì bị cho là chảnh.

Trường mà còn có trường chuyên và trường không chuyên thì giáo viên người giỏi và người chưa giỏi là bình thường thôi. Đi mua hàng tôi chắc chẳng ai muốn mua hàng dỏm cả.

Nói chung dạy thêm tồn tại từ rất lâu và hình như là một điều bình thường.

Nếu như không có những danh hiệu mà ai đó đặt ra và gắn vào những học sinh rất hồn nhiên của chúng ta và biến chúng nó thành những vận động viên chạy nước rút thì không có chuyện gì xảy ra cả.

Chỉ tội cho giáo viên, những người không có quyền đặt ra danh hiệu mà là những công cụ để thực hiện việc làm của mình là trở thành huấn luyện viên của những vận động viên này.

Không phải lấy tiền người khác là dễ đâu, đã nhận dạy mà không đạt danh hiệu thì mặt mũi để đâu, áp lực nhiều lắm.

Nói chung giáo viên, học sinh và phụ huynh đều là nạn nhân của cơn bão danh hiệu mà thôi. Cần học sinh giỏi thì giáo viên sẽ cung cấp bằng cách của họ, đó là luật cung cầu.

Hãy làm cho mọi chuyện bình thường, trường học là trường học không có chuyên và không chuyên. Học sinh thì chỉ học ganh đua lành mạnh, có đạo đức trong lớp của mình.

Phụ huynh hãy để con mình phát triển tự nhiên, không ép chúng đạt những danh hiệu chẳng biết để làm gì thì một ngày nào đó chúng ta không còn tranh cãi những chuyện không đáng để tranh cãi. 

Bạn đọc Đàm Quốc Bảo Hùng (damhung73@...) bày tỏ: "Là giáo viên, tôi hiểu và thông cảm với tất cả các bậc phụ huynh. Theo tôi để dạy thêm, học thêm không còn đất sống thì như các đồng nghiệp trong ngành đã phân tích: thay đổi cách ra đề thi, giảm tải chương trình,... Nhưng theo tôi có một liều thuốc trị được bệnh "ung thư" này, đó là nếu phát hiện giáo viên ép học sinh học thêm hoặc có gợi ý cho học sinh đi học thêm thì lập biên bản đuổi ra khỏi ngành. 

[poll width="400px" height="220px"]98[/poll]

 

TTO tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên