3 nhà khoa học Mỹ, Đức chia nhau giải Nobel y khoa 2013Nữ văn sĩ Canada đoạt giải Nobel Văn họcNobel hoà bình cho nỗ lực huỷ kho vũ khí hoá học Syria
Phóng to |
Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy, cựu thủ tướng Thorbjorn Jagland, công bố giải Nobel hòa bình - Ảnh: AFP |
Thông cáo của Ủy ban Nobel Na Uy hôm qua ca ngợi “nỗ lực bao trùm” của OPCW để tiêu hủy vũ khí hóa học. Các chuyên gia của OPCW, trụ sở ở The Hague (Hà Lan), cùng với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc, đang cùng làm việc để phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria - một trong những kho vũ khí hóa học lớn nhất thế giới.
Bất ngờ
Công ước về vũ khí hóa học có bốn mục tiêu chính: hủy diệt toàn bộ vũ khí hóa học dưới sự giám sát của cộng đồng quốc tế; ngăn việc sản xuất vũ khí hóa học mới; giúp các nước bảo vệ bản thân không bị tấn công bởi vũ khí hóa học và củng cố hợp tác quốc tế trong việc sử dụng hòa bình các chất hóa học. |
Đây được coi là một bất ngờ lớn khi trước đó Malala Yousufzai, cô gái 16 tuổi đến từ Pakistan nổi tiếng với phong trào đấu tranh vì quyền được học hành và quyền bình đẳng cho phụ nữ, được xem là ứng viên lớn nhất cho giải thưởng. Một ứng viên nữa là bác sĩ phụ khoa Denis Mukwege, người đã giúp điều trị vô số nạn nhân bị cưỡng hiếp trong cuộc nội chiến kéo dài ở CHDC Congo.
Việc khí sarin được sử dụng và sát hại hơn 1.400 người trong một vụ tấn công phía ngoài thủ đô Damascus của Syria hồi tháng 8 từng dẫn tới việc Mỹ chuẩn bị kế hoạch tấn công quân sự nhắm vào chính quyền Assad. Chỉ sau đề xuất của Nga về việc tiêu hủy kho vũ khí hóa học dưới sự giám sát của OPCW, chiến dịch quân sự này mới được đình lại.
Thông cáo của ủy ban nhấn mạnh “giải trừ vũ khí là nội dung quan trọng trong di chúc của Afred Nobel” và nhiều giải Nobel hòa bình trước đó cũng nhấn mạnh tới việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Với việc vinh danh OPCW, ủy ban muốn vinh danh nỗ lực tiêu hủy vũ khí hóa học trên toàn cầu.
Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, vũ khí hóa học được sử dụng rộng khắp và chỉ tới Công ước Geneva 1925, việc sử dụng vũ khí hóa học mới bị cấm - việc sản xuất hay lưu trữ vũ khí hóa học thì không. Đến Chiến tranh thế giới thứ hai, vũ khí hóa học được Hitler sử dụng thường xuyên trong các đợt tàn sát quy mô lớn. Vũ khí hóa học sau đó được nhiều nước (như Mỹ sử dụng chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam) và khủng bố sử dụng.
Trong giai đoạn 1992-1993, một công ước về việc cấm sản xuất và lưu trữ được đưa ra. Khi công ước có hiệu lực năm 1997, OPCW cũng đồng thời được thành lập. Kể từ đó OPCW đã bắt đầu quá trình thanh sát, tiêu hủy cũng như cố gắng để đảm bảo công ước được thực hiện. Cho tới nay đã có 189 quốc gia tham gia công ước này. Ước tính khoảng 80% kho vũ khí hóa học trên thế giới được tiêu hủy theo công ước này.
Chỉ trích Mỹ, Nga
Theo Ủy ban Nobel, “các công ước và công việc của OPCW đã xác định sử dụng vũ khí hóa học là điều cấm theo luật quốc tế” và việc vũ khí hóa học sử dụng ở Syria gần đây càng “nhấn mạnh tầm quan trọng phải củng cố nỗ lực loại trừ vũ khí hóa học”.
Ủy ban Nobel cũng nhân dịp này chỉ trích một số nước không tuân thủ hạn định về hủy diệt vũ khí hóa học vào tháng 4-2012, “đặc biệt là Mỹ và Nga”.
Đây là năm thứ hai liên tiếp, Ủy ban Nobel ở Oslo chọn một tổ chức để trao giải thưởng. Năm ngoái Liên minh châu Âu (EU) là tổ chức được nhận giải.
Số tiền 1,25 triệu USD của giải thưởng sẽ được trao tại Oslo vào ngày 10-12 nhân kỷ niệm ngày mất của Afred Nobel, người sáng lập giải thưởng này. Đây là lần thứ 94 giải thưởng Nobel hòa bình được trao.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận