10/10/2023 09:24 GMT+7

Thành ủy TP.HCM họp bàn giải pháp gỡ khó cho nền kinh tế 3 tháng cuối năm

Hội nghị lần thứ 23 (hội nghị mở rộng) của Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế 3 tháng cuối năm và năm 2024.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên (phải) trao đổi với Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Lê Thanh Liêm - Ảnh: HỮU HẠNH

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên (phải) trao đổi với Trưởng Ban Nội chính Thành ủy Lê Thanh Liêm - Ảnh: HỮU HẠNH

Sáng 10-10, Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa XI nhiệm kỳ 2020 - 2025 khai mạc hội nghị lần thứ 23 (hội nghị mở rộng) để đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và những giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng từ sau hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM lần thứ 21 đến nay, toàn bộ hệ thống chính trị đã tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Trong đó, TP.HCM đã triển khai các chương trình hành động thực hiện nghị quyết 31, nghị quyết 24, kết luận 14 của Bộ Chính trị và nghị quyết 98 của Quốc hội.

Nhờ đó, tăng trưởng GRDP của TP.HCM quý sau luôn cao hơn quý trước. Quý 1 tăng 0,7%, quý 2 tăng 5,8% và quý 3 tăng 6,7%. Lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục, cải cách hành chính, chuyển đổi số, thực hiện chủ đề năm đạt nhiều kết quả tích cực. TP.HCM cũng tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: HỮU HẠNH

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: HỮU HẠNH

Dù vậy, nhiều chỉ số tăng trưởng kinh tế - xã hội của TP.HCM đến nay vẫn ở mức thấp như tỉ lệ thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công, xuất nhập khẩu. Nhiều vướng mắc làm hạn chế tăng trưởng còn tồn đọng, phát sinh mới, nhiều doanh nghiệp chưa vượt qua được khó khăn.

Trước tình hình đó, người đứng đầu Thành ủy TP đề nghị hội nghị đánh giá mặt làm được, chưa được, phân tích hạn chế, yếu kém, nguyên nhân, dự báo những khó khăn, thử thách rủi ro sẽ phải đối mặt và đề xuất những giải pháp cụ thể, đủ mạnh, khả thi nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội trong 3 tháng cuối năm.

Đồng thời, các đại biểu cũng cần xây dựng những giải pháp cho năm 2024 để tăng tốc hoàn thành các mục tiêu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP đề ra, trọng tâm là triển khai có hiệu quả nghị quyết 98 của Quốc hội và nghị định 73 của Chính phủ về khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Riêng về đầu tư công, ông Nguyễn Văn Nên cho biết TP sẽ có hội nghị chuyên đề trong tháng 10.

Hội nghị lần này cũng sơ kết, đánh giá 2 năm thực hiện nghị quyết 05 về kế hoạch tổng thể phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn.

Nhiều chỉ số tăng trưởng còn thấp

Tăng trưởng GRDP quý 3-2023 của TP.HCM tăng 6,7%, 9 tháng đầu năm tăng 4,5% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng đầu năm ước đạt 871.198 tỉ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ. 9 tháng đầu năm, tổng thu ngân sách nhà nước là 326.193 tỉ, chỉ đạt 69,4% dự toán và bằng 93,6% cùng kỳ 2022.

Tính chung 9 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,2% so với cùng kỳ. Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp trong 9 tháng năm 2023 tăng 5,8% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành hóa dược tăng 17%, ngành cơ khí tăng 7%, ngành sản xuất hàng điện tử tăng 5,4%, ngành lương thực thực phẩm và đồ uống giảm 5,7%.

Về giải ngân vốn đầu tư công, tính đến hết ngày 22-9, TP.HCM đã giải ngân 20.523 tỉ, đạt 30% tổng số được giao.

Những chỉ số kinh tế quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023 của Việt NamNhững chỉ số kinh tế quý 3 và 9 tháng đầu năm 2023 của Việt Nam

Kinh tế quý 3 của Việt Nam tiếp tục cho thấy mức độ hồi phục và nhiều triển vọng tích cực so với các tháng đầu năm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên