06/10/2023 11:02 GMT+7

Tất tần tật thông tin về công việc của trưởng phòng pháp chế

Trách nhiệm và những yêu cầu tuyển dụng vị trí Trưởng phòng pháp chế là gì? Hãy cùng CareerBuilder tìm hiểu qua mô tả công việc của trưởng phòng pháp chế trong bài viết sau nhé.

Tất tần tật thông tin về công việc của trưởng phòng pháp chế - Ảnh 1.

 1. Trưởng phòng pháp chế là ai? 

Ngày nay, có nhiều doanh nghiệp cần tư vấn pháp lý. Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp mà ban lãnh đạo tìm kiếm các chuyên gia pháp lý bên ngoài (các nhà cung cấp dịch vụ) hoặc thuê đội ngũ nhân viên pháp lý để làm việc.

Trưởng phòng pháp chế là người đứng đầu bộ phận tư vấn pháp lý của công ty – Ảnh: Internet

Trưởng phòng pháp chế là người đứng đầu bộ phận tư vấn pháp lý của công ty – Ảnh: Internet

Trưởng phòng pháp chế là người chịu trách nhiệm kiểm tra, quan sát mọi hoạt động của công ty nhằm điều chỉnh và giải quyết kịp thời các vướng mắc liên quan đến lĩnh vực pháp lý. Nói một cách ngắn gọn, họ là người đứng đầu bộ phận pháp chế của một công ty chuyên lãnh đạo các nhân viên pháp chế để đạt được mục tiêu chung.

2. Vai trò của phòng pháp chế trong doanh nghiệp

Các công ty và doanh nghiệp cần có các quy định tuân theo pháp lý của nhà nước. Nhiều công ty, tập đoàn lớn chỉ vì tham lợi trước mắt sau đó bị lừa gạt lúc nào không hay, sau đó vướng vào pháp lý rồi phá sản. Vì vậy, trưởng bộ phận pháp chế có vai trò vô cùng quan trọng đối với công ty, doanh nghiệp.

Bộ phận pháp chế sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh của công ty, tuân thủ các văn bản pháp lý do nhà nước ban hành. Bên cạnh đó cũng đưa ra văn bản quy định hoặc quy chế của nội bộ công ty nhằm duy trì hoạt động và loại bỏ các rủi ro pháp lý khi kinh doanh. Ở đây, trưởng bộ phận pháp chế là người chịu trách nhiệm điều hành, giám sát mọi hoạt động pháp lý của công ty, đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

Đội ngũ pháp chế phụ trách đưa ra các văn bản pháp lý của công ty – Ảnh: Internet

Đội ngũ pháp chế phụ trách đưa ra các văn bản pháp lý của công ty – Ảnh: Internet

3. Mô tả công việc trưởng phòng pháp chế

Với doanh nghiệp có đội ngũ nhiều nhân viên, chuyên viên pháp chế thì trưởng bộ phận pháp chế sẽ là người chỉ đạo, giám sát và phê duyệt các tài liệu và quyết định pháp lý. Nếu bộ phận có ít người hơn, họ có thể phải thực hiện nhiều nhiệm vụ chuyên môn hơn.

Trưởng bộ phận pháp chế là người phê duyệt các tài liệu pháp lý của công ty – Ảnh: Internet

Trưởng bộ phận pháp chế là người phê duyệt các tài liệu pháp lý của công ty – Ảnh: Internet

Công việc chính bao gồm:

● Tư vấn và hướng dẫn tất cả các vấn đề pháp lý như đầu tư, tranh chấp, xung đột, kiện tụng,...

● Chuẩn bị thư pháp lý, thỏa thuận sáp nhập, mua lại,... của doanh nghiệp.

● Đảm bảo quy định nội bộ công ty, tuân thủ các quy định của luật pháp liên quan đến vấn đề an toàn lao động, kinh doanh,...

● Nghiên cứu hợp đồng và các văn bản pháp lý để đảm bảo rằng không có sai sót xảy ra nhằm đảm bảo lợi ích cho công ty.

● Xử lý các vụ kiện của công ty (nếu có).

● Chuẩn bị báo cáo, đánh giá và trình bày hiện trạng pháp lý của công ty trước các cơ quan chức năng.

● Đàm phán hợp đồng cho công ty.

● Nộp đơn kiện của công ty lên tòa án.

● Điều tra các thủ tục tố tụng do bên khác hoặc công ty đệ trình để tìm cách thích hợp nhằm tiết kiệm và giảm thiểu thiệt hại cho công ty nếu các tình huống tương tự xảy ra.

● Bảo vệ mọi tài sản hợp pháp của công ty.

● Đảm bảo rằng tất cả các tài liệu pháp lý được bảo mật an toàn.

● Thực hiện một số công việc khác liên quan đến vấn đề pháp lý trong công ty.

Bản mô tả công việc có thể thay đổi tùy theo quy mô và tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Nếu bạn có nhu cầu ứng tuyển vị trí này, bạn có thể tham khảo thông tin tuyển dụng việc làm trưởng phòng pháp chế tại Careerbuilder.vn.

4. Yêu cầu tuyển dụng vị trí trưởng phòng pháp chế

4.1 Yêu cầu về trình độ chuyên môn

Bản chất công việc trưởng bộ phận pháp chế chính là cố vấn pháp lý cho công ty nên mọi sai sót về mặt pháp lý đều rất nghiêm trọng đối với sự sống còn của công ty. Để đảm nhiệm vai trò này, ứng viên phải đáp ứng nền tảng chuyên môn tốt, trong đó có một số yêu cầu căn bản sau:

● Do tính chất công việc nên điều kiện ứng viên học đúng ngành luật rất được coi trọng. Ứng viên phải là cử nhân Luật (ưu tiên trình độ sau đại học và các văn bằng bổ sung) xếp hạng bằng loại khá trở lên và có chứng chỉ hành nghề luật sư.

● Kiến thức sâu về quy chế và quy định của công ty.

● Đã từng là luật sư hoặc quản lý pháp lý, có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp lý. Có 05 năm kinh nghiệm làm việc trong đó có ít nhất 03 năm đã làm việc trong lĩnh vực liên quan đến bảo hiểm phi nhân thọ.

● Có kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ.

● Có kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực pháp lý ở vị trí tương tự trước đó.

Các ứng viên phải có sự am hiểu về quy chế và quy định của công ty – Ảnh: Internet

Các ứng viên phải có sự am hiểu về quy chế và quy định của công ty – Ảnh: Internet

4.2 Yêu cầu về kỹ năng, tố chất

Ngoài các yêu cầu chuyên môn trên, trưởng phòng pháp chế cũng cần có một số kỹ năng mềm kèm theo các tố chất đạo đức như:

● Khả năng phân tích, tổng hợp và đánh giá thông tin, tư duy logic xuất sắc.

● Kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt.

● Khả năng chịu áp lực công việc để hỗ trợ giải quyết các khó khăn pháp lý công ty gặp phải.

● Tổ chức, sắp xếp và duy trì độ chính xác trong khi làm việc.

● Có khả năng giữ bí mật tất cả các vấn đề pháp lý của công ty.

● Khả năng ngôn ngữ vượt trội, nhất là trình độ tiếng Anh.

● Thành thạo tin học văn phòng và một số phần mềm ứng dụng.

Để trúng tuyển, bạn phải có khả năng giao tiếp và đàm phán tốt – Ảnh: Internet

Để trúng tuyển, bạn phải có khả năng giao tiếp và đàm phán tốt – Ảnh: Internet

5. Mức lương của trưởng phòng pháp chế

Quyền lợi và mức lương các công việc liên quan đến cố vấn pháp lý khá cao tương xứng với khối lượng công việc của họ. Mức lương trưởng phòng pháp chế đương nhiên cũng không thể thấp.

Công việc áp lực cao đi kèm với mức lương hấp dẫn – Ảnh: Internet

Công việc áp lực cao đi kèm với mức lương hấp dẫn – Ảnh: Internet

Theo thông tin CareerBuilder tổng hợp từ các bài tuyển dụng trưởng bộ phận pháp chế của doanh nghiệp thì mức lương trung bình vị trí này là từ 20 đến 25 triệu đồng. Đây cũng được xem là mức lương mơ ước của nhiều người.

Ngoài mức lương căn bản thì chế độ đãi ngộ vị trí này cũng khá tốt, bạn sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi lao động. Bên cạnh đó, khả năng thăng tiến trong công việc cũng rất rộng mở để bạn theo đuổi.

6. Lộ trình thăng tiến lên vị trí trưởng phòng pháp chế

6.1 Nhân viên pháp chế

Phần lớn các trưởng phòng pháp lý đều bắt đầu với tư cách là một nhân viên pháp lý. Sau một khoảng thời gian làm thực tập sinh phòng pháp chế, sinh viên luật sẽ được tuyển dụng vào vị trí này.

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Luật sẽ được cân nhắc vị trí nhân viên pháp chế – Ảnh: Internet

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên Luật sẽ được cân nhắc vị trí nhân viên pháp chế – Ảnh: Internet

Công việc của một nhân viên pháp chế không đòi hỏi sự xuất sắc mà cần sự cẩn thận và chính xác. Việc phối hợp với sếp và các bộ phận khác có thể khó khăn nhưng là cơ hội cho bạn phát triển các kỹ năng và kiến thức. Đây là một bệ phóng tốt để bạn trở thành trưởng phòng pháp lý trong tương lai. Mức thu nhập nhân viên pháp chế trong khoảng 6 đến 8 triệu đồng/tháng.

6.2 Chuyên viên pháp chế

Cao hơn nhân viên pháp chế một bậc là chức vụ chuyên viên pháp chế. Nhìn chung, nhiệm vụ của một chuyên viên pháp chế khá giống công việc của một nhân viên pháp chế, nhưng đòi hỏi tính chuyên môn hơn. Tất nhiên mức lương cho vị trí này cao hơn so với nhân viên pháp chế.

Tùy theo cơ cấu tổ chức của công ty/doanh nghiệp mà công ty sẽ có chuyên viên pháp chế hay nhân viên pháp chế. Mức lương cho các chuyên viên pháp chế là từ 9 đến 15 triệu đồng/tháng.

6.3 Trưởng phòng pháp chế

Để lên được chức vụ này thì bạn cần có thâm niên, kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Bạn không nhất thiết phải làm cho một công ty duy nhất mới lên được vị trí này mà có thể làm nhiều doanh nghiệp khác nhau cùng lĩnh vực.

Trước khi lên được chức vụ này, bạn cũng phải bắt đầu từ những vị trí cấp thấp hơn như chuyên viên pháp chế. 

Trong thời gian này, bạn có thể nâng cao trình độ kỹ năng chuyên môn bằng cách học cao học, văn bằng 2 hay là tham gia các lớp đào tạo luật để bổ trợ kiến thức về tư vấn, tranh tụng. Luôn học hỏi, hoàn thiện bản thân cho đến khi bạn đáp ứng đủ mọi yêu cầu, tố chất công việc thì đã có thể phấn đấu lên vị trí này.

Bạn có thể học thêm văn bằng 2 để mau chóng thành trưởng bộ phận pháp chế – Ảnh: Internet

Bạn có thể học thêm văn bằng 2 để mau chóng thành trưởng bộ phận pháp chế – Ảnh: Internet

7. Ứng tuyển vị trí trưởng phòng pháp chế ở đâu?

Trong thời đại 4.0 hiện nay, ứng viên không cần phải đi ra ngoài tìm việc làm nữa mà có thể tìm đến các trang tuyển dụng trên Internet. Thế nhưng không phải trang tuyển dụng nào cũng uy tín. Việc ứng tuyển trên các trang không uy tín sẽ làm ứng viên mất thời gian và có thể mất cơ hội tìm việc.

CareerBuilder tự hào là một trong những trang tuyển dụng uy tín tại Việt Nam có đa dạng ngành nghề tuyển dụng mà bạn có thể tin cậy. Hiện tại, bạn có thể tham khảo việc làm trưởng phòng pháp chế trên trang careerbuilder.vn.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên, CareerBuilder đã cho bạn thêm thông tin hữu ích về trưởng phòng pháp chế, giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này. Chúc bạn sớm trúng tuyển vị trí này nhé!

3 điều chưa biết về tạo hình tượng "ảo"3 điều chưa biết về tạo hình tượng 'ảo'

Mạng xã hội (MXH) từ lâu đã là một thị trường cơ hội cho sự nghiệp của chúng ta mở rộng và phát triển. Nhưng "quảng cáo" bản thân như thế nào cho hiệu quả, hãy để CareerBuilder bật mí cho bạn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên