16/12/2014 11:27 GMT+7

Sập hầm thủy điện Đạ Dâng: huy động tối đa lực lượng, ưu tiên cứu người

THẠCH THẢO
THẠCH THẢO

TTO TRỰC TUYẾN - Đoàn công tác Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã từ Hà Nội đến hiện trường phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị thi công khắc phục sự cố.

Vị trí vụ tai nạn sập hầm thủy điện - Đồ họa Việt Thái

 

Sơ đồ công trình thủy điện Đạ Dâng bị sập - Đồ họa: Thạch Thảo - Việt Anh

Tóm tắt diễn tiến vụ tai nạn và công tác cứu hộ

-  17-12- 2003. Khởi công Công trình thuỷ điện Đạ Dâng - Đạ Chomo với tổng mức đầu tư 475,166 tỷ đồng, gồm hai nhà máy thuỷ điện liên hoàn, dự kiến đưa vào vận hành vào cuối năm 2006. 

- Hơn 7g ngày 16-12-2014, vụ sập hầm đã xảy ra. 11 người (có 1 phụ nữ) đã mắc kẹt sau vụ sập hầm. Ngay sau đó lực lượng chức năng đã có mặt ở hiện trường để thực hiện công tác cứu hộ cứu nạn.

- 11g15. Vẫn chỉ xác định 11 người là cán bộ công nhân viên của đơn vị thi công mắc kẹt trong đường hầm. Phương án cứu hộ được triển khai là dùng ống sắt có đường 60cm đưa vào đường hầm để thông khí và cũng là đường ống cứu hộ.

- 11g30. Ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Bùi Văn Sơn, Giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn.

- 14g15. Công ty điện lực Lâm Đồng đã vận chuyển một máy phát điện tới, đưa máy này vào hiện trường để hỗ trợ việc khoan đống sạt lở. Lực lượng cứu hộ đã khoan được vào sâu 10m lớp đất sạt lở nhưng lớp sạt lở này dày đến 14-15m (không phải là 6m như thông tin ban đầu).

- 15g. Một cán bộ công ty Sông Đà có mặt tại hiện trường cho biết: Nhanh nhất, phải trong hai ngày nữa, mới có thể đưa các nạn nhân ra ngoài. Công việc cứu hộ hiện đang được khẩn trương xúc tiến nhưng việc sử dụng máy móc không được thuận lợi. 

Đường hầm nơi xảy ra vụ tai nạn khiến 11 công nhân bị mắc kẹt. Ảnh: Lâm Thiên
Đường hầm nơi xảy ra vụ tai nạn khiến 11 công nhân bị mắc kẹt. Ảnh: Lâm Thiên

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, các nạn nhân đang đào đường hầm để đưa ống dẫn nước vào khu vực thủy điện. Mỗi ngày công việc này được chia làm ba kíp trực, mỗi kíp trực có 12 người làm trong vòng 8 tiếng đồng hồ.

Đường hầm này dài 712m, xuyên qua một quả đồi.

Theo một cán bộ tại đây cho biết, đường hầm này chỉ còn đào chừng 50m nữa là hai đầu sẽ thông nhau. 

Cũng theo một nguồn tin khác, trong số 12 người của kíp trực này, có một công nhân lái máy kéo đến trễ nên may mắn thoát nạn. 

Một cán bộ công ty Sông Đà có mặt tại hiện trường cho biết: Nhanh nhất, phải trong hai ngày nữa, mới có thể đưa các nạn nhân ra ngoài.

Công việc cứu hộ hiện đang được khẩn trương xúc tiến nhưng việc sử dụng máy móc không được thuận lợi. 

Việc được ưu tiên hiện nay là khoan lớp đất sạt lở để tạo lỗ hổng, đưa không khí vào bên trong. 

Hiện nay, lực lượng cứu hộ đã khoan được vào sâu 10m lớp đất sạt lở nhưng lớp sạt lở này dày đến 14-15m (không phải là 6m như thông tin ban đầu).

Vào 14g15, công ty điện lực Lâm Đồng đã vận chuyển một máy phát điện tới, đưa máy này vào hiện trường để hỗ trợ việc khoan đống sạt lở.

Khoảng 7 nhân viên y tế và một xe cứu thương cũng đậu gần khu vực xảy ra vụ việc.

Lực lượng cứu hộ cũng đã đưa một máy khoan công suất lớn đến sát miệng hầm để khoan lớp sạt lở, đưa ống sắt vào, và các nạn nhân có thể chui qua ống sắt để ra ngoài.

Đến 11g15 ngày 16-12, 11 người vẫn đang bị mắc kẹt trong hầm dẫn nước công trình thuộc thủy điện Đạ Dâng - Đa Chomo, thôn Păng Tiêng, xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Vụ việc xảy ra lúc hơn 7g sáng nay. Vào thời điểm xảy ra sự cố có 11 người là công nhân, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần Sông Đà 505 đang thi công đường hầm này, trong đó có một phụ nữ.

Nhận được tin báo, công an tỉnh Lâm Đồng đã huy động lực lượng cứu hộ, cứu nạn, lực lượng y tế… tới hiện trường.

Tuy nhiên, địa điểm bị sập cách cửa hầm khoảng từ 300 - 500m, diện tích hầm bị sập kéo dài khoảng 6m với hàng trăm mét khối.

Hiện công tác cứu hộ, cứu nạn đang gặp rất nhiều khó khăn. Cơ quan chức năng đang tìm cách đưa ôxy vào trong, đồng thời khẩn trương gia cố, ổn định vị trí bị sập để giải cứu các nạn nhân.

Hiện nguyên nhân sự cố cũng như số người bị thương vong vẫn chưa được xác định.

Lúc 11 giờ 30 ngày 16-12, ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Bùi Văn Sơn, Giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn.

Giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng, ông Bùi Văn Sơn, cho biết để đưa các nạn nhân ra khỏi vị trí gặp nạn, một ống sắt có đường kính khoảng 60cm đã được đưa từ Đà Lạt vào hiện trường để hút đất đá ra, các nạn nhân sẽ chui qua đường ống này để ra ngoài.

Đến 12 giờ cùng ngày, phương án này đang được gấp rút triển khai.

Song song với phương án này, lực lượng cứu hộ, cứu nạn đang khảo sát tìm kiếm vị trí rò rỉ nước mưa từ phía trên xuống để kịp thời có biện pháp ngăn chặn.

Ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chỉ đạo các lực lượng cứu hộ, cứu nạn phải khẩn trương tìm mọi cách để đưa các nạn nhân ra ngoài.

Công trình thuỷ điện Đạ Dâng - Đa Chomo có tổng công suất 22 MW, sản lượng điện trung bình hằng năm là 109,27 triệu kWh với tổng mức đầu tư 475,166 tỷ đồng theo hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - kinh doanh).

Công trình này gồm hai nhà máy thuỷ điện liên hoàn - Nhà máy thuỷ điện Đạ Dâng đặt trên dòng sông Đạ Dâng (xã Lát, huyện Lạc Dương) và Nhà máy thuỷ điện Đạ Chomo trên suối Đạ Chomo (nhánh của sông Đạ Dâng, tại xã Phi Tô, Lâm Hà).

Mặt sau của đường hầm đang xảy ra sự cố. Ảnh: Thạch Thảo
Mặt sau của đường hầm đang xảy ra sự cố. Ảnh: Thạch Thảo

 

 

Các đồng nghiệp đúng ngoài mua ngóng đợi tin nạn nhân. Ảnh: Thạch Thảo
Các đồng nghiệp đội mưa ngóng đợi tin nạn nhân. Ảnh: Thạch Thảo

Lúc 13 giờ 45, một máy khoan công suất lớn đã được đưa tới hiện trường. Ảnh: Thạch Thảo
Lúc 13 giờ 45, một máy khoan công suất lớn đã được đưa tới hiện trường. Ảnh: Thạch Thảo
Máy khoan này lập tức được đưa vào vị trí hầm sập để khoan, đặt ống thoát hiểm cho các nạn nhân.Ảnh: Thạch Thảo
Máy khoan này lập tức được đưa vào vị trí hầm sập để khoan, đặt ống thoát hiểm cho các nạn nhân.Ảnh: Thạch Thảo
Bên ngoài, hàng chục công nhân đang rất lo lắng. Ảnh: Thạch Thảo
Bên ngoài, hàng chục công nhân đang rất lo lắng. Ảnh: Thạch Thảo
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đang đưa bình ôxy vào bên trong. Ảnh: Thạch Thảo
Lực lượng cứu hộ, cứu nạn đang đưa bình ôxy vào bên trong. Ảnh: Thạch Thảo

 

Đường hầm nơi xảy ra vụ tai nạn khiến 11 công nhân bị mắc kẹt. Ảnh: Lâm Thiên
Đường hầm nơi xảy ra vụ tai nạn khiến 11 công nhân bị mắc kẹt. Ảnh: Lâm Thiên
Các loại xe cơ giới lớn đang thi công công trình được huy động cứu hộ. Ảnh: Lâm Thiên
Các loại xe cơ giới lớn đang thi công công trình được huy động cứu hộ. Ảnh: Lâm Thiên
Những bình khí dùng để cắt các tấp thép được chở tới hiện trường chuẩn bị khoan cắt đường hầm tìm cách cứu công nhân mắc kẹt. Ảnh: Lâm Thiên
Những bình khí dùng để cắt các tấm thép được chở tới hiện trường chuẩn bị khoan cắt đường hầm tìm cách cứu công nhân mắc kẹt. Ảnh: Lâm Thiên
Lực lượng cứu hộ tìm cách vào bên trong đường hầm. Ảnh: Lâm Thiên

Lực lượng cứu hộ tìm cách vào bên trong đường hầm. Ảnh: Lâm Thiên

Bên trong hiện trường vụ sập hầm. Ảnh: Thạch Thảo
Bên trong hiện trường vụ sập hầm. Ảnh: Thạch Thảo
Ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Bùi Văn Sơn, giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng có mặt tại hiện trường chỉ đạo vụ việc. Ảnh: Thạch Thảo
Ông Đoàn Văn Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, ông Bùi Văn Sơn, giám đốc công an tỉnh Lâm Đồng có mặt tại hiện trường chỉ đạo vụ việc. Ảnh: Thạch Thảo

 

Giải quyết sự việc rồi mới xét nguyên nhân, trách nhiệm

Ngay sau khi xảy ra sự cố sập hầm thủy điện Đạ Dâng, đoàn công tác Cục Giám định Nhà nước về Chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) đã đi từ Hà Nội đến hiện trường để nắm bắt tình hình, phối hợp với chủ đầu tư và đơn vị thi công khắc phục sự cố.

Theo yêu cầu của Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Tổng công ty Sông Đà cũng đã cử các đơn vị, cán bộ có năng lực trong lĩnh vực thủy điện vào trợ giúp cho nhà thầu thi công - Công ty CP Sông Đà 505 (Sông Đà 505) để khắc phục sự cố.

Trong khi đó trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Quang Hùng - thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, trong ngày tất cả các cơ quan liên quan đều huy động tối đa lực lượng, tìm mọi cách để ưu tiên cho việc cứu người tại hiện trường.

“Khi sự việc được giải quyết xong thì mới đề cập xem xét tới nguyên nhân dẫn tới sự cố cũng như trách nhiệm của các bên liên quan”, ông Hùng nói.

Trong một diễn biến khác, ông Lê Thanh Sơn - Chánh văn phòng Công ty CP Sông Đà 5 (Sông Đà 5) thuộc Tổng Công ty Sông Đà cho biết, trước đây Sông Đà 505 trực thuộc và dưới sự điều hành, quản lý của Sông Đà 5.

LÂM HOÀI

 

THẠCH THẢO
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên