03/12/2022 09:49 GMT+7

Quảng cáo bậy: sao không diệt trừ nổi?

CÔNG DŨNG tổng hợp
CÔNG DŨNG tổng hợp

TTO - Hàng ngàn ý kiến bạn đọc gửi đến Tuổi Trẻ Online trong tuần qua bàn luận về câu chuyện quảng cáo bằng tờ rơi, rao vặt, dán bậy hoành hành nhiều năm vẫn chưa thể giải quyết triệt để.

Quảng cáo bậy: sao không diệt trừ nổi? - Ảnh 1.

Hàng ngàn tờ quảng cáo in sẵn kèm số điện thoại sẵn sàng dán khắp nơi - Ảnh: CHÂU TUẤN

Tại phiên họp giải trình hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ngày 28-11, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Lệ nói: "Tôi ước TP không còn tờ rơi dán trên cột điện, tường rào".

Chia sẻ điều này, bạn đọc Quan bình luận: "Tôi hoàn toàn hiểu được tại sao chủ tịch HĐND TP.HCM lại phải ước như vậy"! 

Theo bạn đọc này: "Việc này coi vậy chứ khó giải quyết. Chỉ khi nào bắt quả tang thì mới phạt được. Chứ chỉ căn cứ trên tờ quảng cáo mà truy cứu thì không có cơ sở. 

Cắt số điện thoại của người ta lại càng khó. Nếu làm vậy thì sẽ xảy ra tình trạng có ai đó muốn vu oan cho người khác thì có thể in ra chục tờ quảng cáo dán khắp nơi".

Trong khi đó, Khai Phong thẳng thắn chỉ rõ: "Pháp luật chúng ta có, lực lượng phường xã, quận huyện đầy đủ..., chẳng lẽ không diệt trừ được nạn quảng cáo dán bậy? Chúng ta thiếu quyết liệt, thiếu kiên quyết xử lý đến nơi đến chốn".

Hơn 450 ý kiến bạn đọc bình luận về câu chuyện "Chẳng lẽ cơ quan chức năng bó tay với kiểu đòi nợ xã hội đen?", đặt ra câu hỏi nhức nhối: "Các đối tượng có trên hàng ngàn đầu sim rác, chặn số này bị gọi bằng ngàn số khác, tố cáo kiểu gì cho hết?" (bạn đọc Tu Tran).

Theo bạn đọc Xuân Phúc, muốn ngăn chặn việc đòi nợ kiểu xã hội đen cần dẹp triệt để nạn cho vay qua app đang tràn lan trên mạng. Vì sao các app cho vay này sử dụng một số lượng sim rác không đăng ký mà vẫn kích hoạt để điện thoại và nhắn tin đòi nợ khủng bố được?

Cái khó đều xuất phát từ... nhà mạng! Sim điện thoại mua bán dễ dàng như bán rau. Tôi đi Nhật, Singapore mua sim thì họ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, đưa hộ chiếu để chụp và lưu lại trên hệ thống cùng với số điện thoại trên sim". (Bạn đọc Hai Van)

Trong tuần, bạn đọc phản hồi nhiều về vụ việc TikToker Nờ Ô Nô miệt thị người nghèo bị phạt 7,5 triệu đồng. Nhiều bạn đọc đồng quan điểm: đừng để mục đích tăng tương tác, tăng độ nhận diện khỏa lấp ý nghĩa tốt đẹp của công việc từ thiện. "Của cho không bằng cách cho", tôn trọng tất cả những người xung quanh mình, đặc biệt là người lớn tuổi.

Bạn đọc Đông Phương viết: "TikTok xóa tài khoản và cơ quan chức năng phạt hành chính là hợp tình hợp lý, đúng luật đúng người rồi. Quy định mức phạt có khá nhẹ so với lợi ích từ "số lượt view" video của em ấy nhưng sự phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng mạng, dư luận xã hội là bài học đắt giá cho người trong cuộc".

Phản hồi 1-12: Khi đàn ông lên tiếng; phải dẹp ngay và luôn cướp giật đường phố Phản hồi 1-12: Khi đàn ông lên tiếng; phải dẹp ngay và luôn cướp giật đường phố

TTO - Bức xúc vì cho rằng cánh mày râu lánh nặng tìm nhẹ, đùn đẩy việc cho phụ nữ, nhiều bạn đọc là đàn ông đã lên tiếng; nhiều người đồng tình việc TP.HCM kiên quyết triệt phá băng nhóm cướp giật đường phố... là những phản hồi chú ý trong ngày 1-12.

CÔNG DŨNG tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên