11/12/2013 06:30 GMT+7

Những cái lạ về miễn trách nhiệm hình sự

NHƯ CƯƠNG
NHƯ CƯƠNG

TT - Gần 200 ý kiến phản hồi của bạn đọc về câu chuyện nguyên phó giám đốc Sở NN&PTNT Lâm Đồng được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và cho rằng luật pháp chưa áp dụng nghiêm minh. Chúng tôi giới thiệu một số ý kiến.

cinPqX3b.jpgPhóng to

Miễn trách nhiệm hình sự (TNHS) của Bộ luật hình sự Việt Nam là một quy định không xa lạ so với hệ thống pháp luật hình sự trên thế giới. Tuy có nhiều cách gọi khác nhau về chế định này nhưng chung quy lại, nó xuất phát từ nguyên tắc đánh giá tính nguy hiểm của hành vi tội phạm, mức độ gây thiệt hại cho xã hội do hành vi phạm tội gây ra, thái độ của người phạm tội và cuối cùng là tính nhân đạo của pháp luật. Cái lạ của chúng ta là cách vận dụng của những người tiến hành tố tụng ở từng vụ án cụ thể. Trường hợp đình chỉ do miễn TNHS đối với bị can Mai Nam Dương trong vụ án “vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ” của Viện Kiểm sát nhân dân TP Đà Lạt cũng là một trường hợp lạ, vì hành vi phạm tội của bị can thuộc trường hợp “gây hậu quả rất nghiêm trọng” nhưng chỉ có căn cứ duy nhất là người phạm tội đã bồi thường cho các bị hại (hơn 1 tỉ đồng) và các bị hại cùng gia đình của người bị hại đã làm đơn bãi nại cho bị can Dương.

Ở đây, những người tiến hành tố tụng đã cố tình đánh đồng tình tiết giảm nhẹ “người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả” của Bộ luật hình sự với quy định về tư tố của Bộ luật tố tụng hình sự: “Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ”. Nhân đây xin nói thêm về quyền tư tố của Bộ luật tố tụng hình sự, theo khoản 1, điều 105 thì người bị hại có quyền đề nghị hoặc không đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với các tội phạm được quy định tại các khoản 1 của các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 Bộ luật hình sự. Trong khi đó hành vi phạm tội của bị can Dương được quy định tại điều 201 Bộ luật hình sự không thể đình chỉ theo khoản 1, điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự. Có lẽ chính vì thế mà những người tiến hành tố tụng đã cố hiểu sai luật để đình chỉ bị can Dương theo điều 25 Bộ luật hình sự, nhưng xét cho cùng thì căn cứ đình chỉ theo điều 25 Bộ luật hình sự cũng chẳng ăn nhập gì với thực tế vì muốn đình chỉ do miễn TNHS phải đảm bảo ba căn cứ sau:

1. Do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

2. Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, Người phạm tội được miễn TNHS khi có quyết định đại xá.

3. Người phạm tội được miễn TNHS khi có quyết định đại xá.

Xét cho cùng thì căn cứ thứ hai cũng được xem là “tàm tạm” đối với ba người bị hại bị thương nặng, nhưng còn nạn nhân đã chết thì làm sao có thể gọi là “người phạm tội được miễn TNHS khi có quyết định đại xá”?

Cái lạ thứ hai là của người kế nhiệm, khi dư luận yêu cầu làm rõ thì ông chỉ nói: “Tôi không biết và không thể hứa”. Thôi thì chúng ta hãy chờ Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có ý kiến về những cái lạ này.

Phải xử nghiêm

Phản ứng với quyết định miễn truy cứu TNHS đối với ông Dương, nhiều bạn đọc đã thốt lên: “Loạn!”, “Luật pháp đâu rồi?”, “Sao không xử nghiêm?”...

Bạn đọc nguyen.le623@...viết: “Nhìn hiện trường vụ tai nạn phải nói là kinh khủng. Vậy phải như thế nào mới bị truy cứu TNHS? Luật pháp phải thật nghiêm minh thì dân mới phục chứ”. Bạn đọc Trần Ngọc Thành phân tích: “Tôi cảm thấy ngành tư pháp VN, vốn đang trên con đường đổi mới và cải cách, bị xúc phạm. Tội vi phạm các quy định an toàn giao thông đã quá rõ ràng, hơn nữa là có người chết, thế mà vụ án được tuyên bố “đình chỉ điều tra”. Mặc dù ông Dương đã lo phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với những nạn nhân, nhưng điều đó không có nghĩa ông Dương vô tội. Luật pháp là dùng để trừng phạt - răn đe - giáo dục người phạm tội để làm gương cho xã hội. Nếu giả sử người vi phạm không phải ông Dương - một quan chức - mà là một thường dân thì liệu có kết luận như vậy không?”.

Bạn đọc Dân Bình chua chát: “Xử như vậy thì cũng có thể hiểu là luật pháp có thể mua được. Ai có nhiều tiền, dù có phạm tội nghiêm trọng cũng có thể thoát tội. Điều này sẽ dẫn tới hậu quả là những kẻ có tiền sẽ tha hồ lộng hành, không đếm xỉa đến luật pháp. Xã hội sẽ ra sao?”. Bạn đọc Minh Vũ cũng cho rằng “Luật pháp cần nghiêm minh, đừng để dân tình phải nhắc lại câu “Đa kim ngân - phá luật lệ”. Đừng để những kẻ lắm tiền nhiều của (ngay cả đồng tiền bất chính) có cơ hội xem thường pháp luật và sinh mạng người khác”.

N.N.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

Không có cơ sở để miễn truy cứu trách nhiệm hình sựPhó giám đốc sở lái xe gây tai nạn chết ngườiVụ phó giám đốc sở lái ôtô gây chết người: kỷ luật 1 “bạn nhậu”Khởi tố phó giám đốc sở đụng xe chết ngườiĐình chỉ vụ án phó giám đốc lái xe tông chết người

NHƯ CƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên