15/09/2008 08:17 GMT+7

Nhà cổ Hội An phập phồng lo sập đổ

Theo PHƯỚC TRỊNH - Người Lao Động
Theo PHƯỚC TRỊNH - Người Lao Động

Theo Trung tâm Quản lý - Bảo tồn di tích Hội An, hiện có 71 di tích nằm trong danh mục có nguy cơ sụp đổ. Đây là các nhà thờ tộc họ, thuộc quyền sở hữu tư nhân, hầu hết các gia đình đều khó khăn, không có khả năng trùng tu, sửa chữa

6mht2XTP.jpgPhóng to
Nhiều di tích trong phố cổ Hội An xuống cấp nghiêm trọng
Theo Trung tâm Quản lý - Bảo tồn di tích Hội An, hiện có 71 di tích nằm trong danh mục có nguy cơ sụp đổ. Đây là các nhà thờ tộc họ, thuộc quyền sở hữu tư nhân, hầu hết các gia đình đều khó khăn, không có khả năng trùng tu, sửa chữa

Bà Nguyễn Thị Thanh, SN 1922, ngụ tại 120 Trần Phú, TP Hội An - Quảng Nam, đang rất lo lắng khi mùa mưa bão đến gần. Nhà bà Thanh được xếp hạng di tích đặc biệt, nhưng từ 4 năm nay, nó ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Bà Thanh lo lắng: “Nếu không chằng chống kịp thời, căn nhà này sẽ không trụ được qua mùa lũ năm nay. Tôi già rồi, lại nuôi con bị bệnh tâm thần, lấy tiền đâu ra để sửa nhà. Ngày ngày nhìn thấy căn nhà cổ bị mục nát, tôi áy náy lắm”.

Nhiều ngôi nhà trong khu đô thị cổ Hội An cũng đang lo đổ sập bất cứ lúc nào. Trong đó, đáng ngại nhất là các nhà 11/10 của bà Trương Thị Tú, 53 của bà Tống Thị Chắt, 77 của bà Thái Thị Sâm, cùng trên đường Trần Phú; nhà 12/19 của bà Bùi Thị Bích Tuyên, 26 của bà Lò Thị Chuông, 78A của bà Nguyễn Thị Nhị, 102 của bà Nguyễn Thị Quỳ, cùng trên đường Bạch Đằng...

Theo Trung tâm Quản lý - Bảo tồn di tích Hội An, hiện có 71 di tích nằm trong danh mục có nguy cơ sụp đổ. Số di tích này chủ yếu là các nhà thờ tộc họ, thuộc quyền sở hữu tư nhân, hầu hết các gia đình đều nằm trong diện khó khăn, không có khả năng trùng tu, sửa chữa.

Bà Nguyễn Thị Quỳ, chủ nhà số 102 Bạch Đằng, cho biết: “Nếu có điều kiện sửa chữa nhà trong năm 2007 thì chỉ tốn 350 triệu đồng, trong đó tiền Nhà nước hỗ trợ đã trên 200 triệu đồng rồi. Nhưng năm nay, vật giá tăng, muốn trùng tu phải có 500 triệu đồng. Số tiền này quá lớn đối với gia đình tôi. Thôi đành nhờ người giúp chống đỡ, che bạt ở tạm cho qua ngày”.

Theo Giám đốc Trung tâm Quản lý - Bảo tồn di tích Hội An Nguyễn Chí Trung, lãnh đạo TP Hội An đã ban hành cơ chế hỗ trợ 40%-75% kinh phí trùng tu theo từng di tích, đồng thời cho vay không lãi suất 5 năm, để người dân có vốn sửa chữa nhà cổ. Song, điều khó khăn hiện nay là có quá nhiều nhà đã rệu rã, phải tu bổ, tốn nhiều tiền.

“Bình quân mỗi nhà cổ trùng tu cần khoảng 500 triệu đồng. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, mỗi gia đình phải bỏ ra từ 200-300 triệu đồng để tu sửa. Người dân quá khó khăn, cứ trông chờ Nhà nước đầu tư 100% kinh phí. Vì thế, tiền nằm sẵn trong két mà đành nhìn nhà cổ xuống cấp” - ông Trung bộc bạch.

Có một thực tế là những nhà mặt tiền thì người dân sẵn sàng vay mượn để trùng tu, sau đó cho thuê kinh doanh, buôn bán sinh lợi, có tiền trả lại vốn vay nhanh. Còn những nhà trong hẻm không thu lợi được nên không ai muốn đầu tư và cũng không có tiền để đầu tư... Hơn nữa, phần lớn các di tích này là nhà thờ của tộc họ, có tính sở hữu của chung, đồng thừa kế do ông bà, cha mẹ để lại nên xảy ra hiện tượng “cha chung không ai khóc”. Cứ thế, di tích cứ bỏ hoang, xuống cấp ngày càng trầm trọng.

Đau đầu việc nhà cổ sang tên, đổi chủ

Bên cạnh nỗi lo di tích bị xuống cấp, Trung tâm Quản lý- Bảo tồn di tích Hội An cũng đang đau đầu về việc hàng trăm nhà cổ sang tên, đổi chủ. Những chủ nhân mới là người ở khắp nơi, họ mua nhà với mục đích kinh doanh, buôn bán để kiếm tiền nên tự tiện sửa chữa, làm mất dần lối kiến trúc cổ vốn có, thay vào đó là những lối kiến trúc hiện đại, gây nguy hại đến tính đặc trưng, đặc thù của phố cổ.

Theo PHƯỚC TRỊNH - Người Lao Động
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên