01/02/2019 16:49 GMT+7

Người tị nạn viết sách bằng điện thoại đoạt giải thưởng 90.000 USD

D. KIM THOA
D. KIM THOA

TTO - Một người Iran bị giam giữ tại trại tị nạn của Úc vừa giành được giải thưởng văn chương có giá trị lớn nhất nước này, nhưng lại không thể tham dự lễ trao thưởng.

Người tị nạn viết sách bằng điện thoại đoạt giải thưởng 90.000 USD - Ảnh 1.

Anh Behrouz Boochani - Ảnh: NEW YORK TIMES

Theo báo New York Times, anh Behrouz Boochani, một nhà văn, nhà báo kiêm nhà làm phim người Iran đã bị tạm giữ tại trại tị nạn trên đảo Manus của Papua New Guinea hơn 5 năm qua.

Cuốn sách của anh Behrouz Boochani có tên No friend but the mountains (tạm dịch: Không ai bạn bè ngoài những dãy núi) vừa đoạt Giải thưởng văn chương bang Victoria năm 2019, giải thưởng văn chương có giá trị lớn nhất của Úc (125.000 đô la Úc, tương đương 90.000 USD).

Anh Boochani từng trốn chạy khỏi Iran sau khi cảnh sát bắt giữ nhiều đồng nghiệp làm báo và lục soát văn phòng làm việc của anh này. Trong lúc đang trên đường vượt biên vào Úc, anh bị hải quân nước này bắt giữ và năm 2013 bị đưa tới sống ở trại tị nạn của Úc trên đảo Manus.

Kể từ đó tới nay, anh vẫn thường xuyên viết báo cho nhiều hãng thông tấn, báo chí ở địa phương và quốc tế.

Trong cuốn sách, anh kể lại những trải nghiệm của mình tại nơi bị giam giữ. Cuốn sách được anh viết trên điện thoại di động trong 5 năm bằng tiếng Ba Tư (ngôn ngữ mẹ đẻ của anh Behrouz Boochani).

Anh viết qua ứng dụng nhắn tin WhatsApp và gửi lần lượt từng chương cho người dịch tác phẩm sang tiếng Anh là anh Omid Tofighian.

Anh Boochani đã viết sách qua ứng dụng WhatsApp vì vào thời điểm đó, những người canh gác ở trại tị nạn luôn lục soát phòng ở của những người bị giam giữ và tịch thu điện thoại của họ. "Tôi sợ là nếu họ xông vào phòng mình, họ sẽ sẽ lấy tài sản của tôi", anh kể.

Trong tối 31-1, dịch giả Omid Tofighian đã đại diện cho tác giả Behrouz Boochani nhận giải thưởng lớn ở thành phố Melbourne.

Chia sẻ cảm xúc qua điện thoại sau khi biết tin, anh Boochani cho biết giải thưởng mang lại những cảm xúc trái ngược cho anh.

Một mặt anh rất hạnh phúc vì đó là thành tựu lớn với anh và với những người tị nạn, nhưng mặt khác anh rất buồn khi tiếp tục chứng kiến cảnh sống nhiều cơ cực của những người tị nạn trên đảo Manus.

Luật nhập cư của Úc quy định những người vượt biên bằng đường biển sẽ bị cấm nhập cảnh vào nước này. Kể từ năm 2013 hơn 3.000 người tị nạn đã bị đưa tới các trung tâm giam giữ của Úc trên đảo Manus của Papua New Guinea và CH Nauru.

​Diễn viên Isla Fisher chi 22 tỉ đồng hỗ trợ người tị nạn Syria ​Diễn viên Isla Fisher chi 22 tỉ đồng hỗ trợ người tị nạn Syria

TTO - Nữ diễn viên Isla Fisher và bạn trai, diễn viên hài Sacha Baron Cohen chi 670.000 bảng (khoảng 22 tỉ đồng) để hỗ trợ người tị nạn Syria.

Mabil: ngôi sao từ trại tị nạn của tuyển Úc sẽ tỏa sáng? Mabil: ngôi sao từ trại tị nạn của tuyển Úc sẽ tỏa sáng?

TTO - Đương kim vô địch Úc sẽ gặp đội chủ nhà UAE vào đêm 25-1 (truyền hình trực tiếp lúc 23h trên VTV5 ) ở tứ kết Asian Cup 2019.

D. KIM THOA
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên