08/11/2023 10:40 GMT+7

Người lạ tự ý chiếm dụng nhà tôi, phải làm gì?

Tôi mua nhà bằng giấy tay và ở hơn tám năm. Gần đây có một nhóm người lạ mặt xưng là chủ nhà tự ý bẻ khóa và dọn đồ đạc vào nhà tôi ở trong thời gian tôi đi du lịch.

Tôi mua nhà bằng giấy tay và ở hơn tám năm. Gần đây có một nhóm người lạ mặt xưng là chủ nhà tự ý bẻ khóa và dọn đồ đạc vào nhà tôi để ở trong thời gian tôi đi du lịch bốn ngày.

Vậy tôi phải làm gì để đòi lại nhà của mình?

(Bạn đọc Chánh - 090958...)

- Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn:

Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật

Luật sư Nguyễn Ngô Quang Nhật

Khoản 2 điều 22 Hiến pháp quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý".

Khoản 1 điều 2 Luật Cư trú quy định: "Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật".

Khoản 9 điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: "Chỗ ở là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú.

Chỗ ở thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật".

Việc anh mua nhà bằng giấy tay và ở hơn tám năm thì đây có thể được xem là chỗ ở của anh. Hành vi của nhóm người lạ tự ý dọn đồ đạc và bẻ khóa vào nhà của anh để ở trong thời gian anh không có mặt ở nhà có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự về tội xâm phạm chỗ ở của người khác.

Theo khoản 1 điều 158 Bộ luật Hình sự quy định: "Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm: khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác".

Như vậy, khi phát hiện một trong các hành vi nêu trên, anh có thể tố giác tội phạm ra công an xã, phường, thị trấn nơi gần nhất để thuận tiện cho việc giải quyết.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Sai giới tính trên căn cước, phải về quê làm khai sinh?Sai giới tính trên căn cước, phải về quê làm khai sinh?

Tôi sinh năm 1967, chứng minh nhân dân của tôi thông tin hoàn toàn chính xác. Khi đổi sang căn cước công dân thì thông tin của tôi bị sai. Cụ thể tôi là nữ mà trên căn cước công dân lại ghi nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên