21/06/2015 09:57 GMT+7

Ngôn ngữ đời thường theo người nhập cư vào Hà Nội

VŨ VIẾT TUÂN ghi
VŨ VIẾT TUÂN ghi

TT - Hà Nội “tuyên chiến” với nạn nói tục. Hà Nội cũng đang lấy ý kiến xây dựng hệ thống quy tắc ứng xử... Tuổi Trẻ xin giới thiệu ý kiến của PGS.TS Phạm Văn Tình (tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam).

 

Cốt cách của tiếng Hà Nội nghìn năm vẫn còn và có những đặc điểm ngôn ngữ khác với các cư dân vùng miền khác. Đó là tiếng nói nhẹ nhàng, dễ hiểu.

Người Hà Nội xưa thường nói năng chỉn chu: "thưa ông", "thưa bà", "Thưa cô"... hoặc luôn có tiếng “ạ” hoặc “dạ” trong mỗi câu nói. Ngay cả việc trách mắng ai đó cũng rất nhẹ nhàng, kín đáo.

Trong các trường học, công sở, nơi công cộng gần như không có hoặc rất ít những người văng tục, chửi bậy.

Bây giờ, ngôn ngữ đời thường từ các địa phương khác theo dòng người nhập cư vào, làm ngôn ngữ thủ đô trở nên đa dạng, trong chừng mực nào đó hay hơn, sinh động hơn. Cách nói cầu kỳ như xưa cũng không còn nữa.

Bây giờ giới trẻ hay có sự nhầm lẫn trong bối cảnh và cách sử dụng ngôn ngữ giao tiếp. Có những bối cảnh cần nghiêm túc thì không nghiêm túc hoặc có sự tùy hứng trong văn hóa giao tiếp, làm sự tùy hứng đó có hiệu ứng lan truyền.

Nói tục cũng như vậy. Tình trạng nói tục, chửi bậy cũng nhiều, biểu hiện rõ nhất là những từ ngữ tục được xuất hiện với tần suất nhiều hơn và trong phạm vi thể hiện rộng, nhất là ở những nơi công cộng.

Biện pháp hành chính cũng chỉ là một phần, phần quan trọng là phải giáo dục ý thức cộng đồng, cần có áp lực từ cộng đồng, xã hội để mỗi cá nhân tự điều chỉnh hành vi, nói năng lịch sự hơn.

Còn văn bản của UBND TP Hà Nội có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào việc cơ quan chức năng triển khai thế nào và phản ứng của cộng đồng ra sao.

VŨ VIẾT TUÂN ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên