26/07/2019 14:39 GMT+7

Ngồi xe lăn vào Thượng viện Nhật Bản

TRẦN ĐÌNH PHƯỢNG
TRẦN ĐÌNH PHƯỢNG

TTO - Hai người tàn tật nặng phải ngồi xe lăn vừa được bầu vào Thượng viện Nhật Bản với nhiệm kỳ 6 năm. Đó là ông Yasuhiko Funago, 61 tuổi và bà Eiko Kimura, 54 tuổi, thuộc Đảng Reiwa Shinwengumi.

Ngồi xe lăn vào Thượng viện Nhật Bản - Ảnh 1.

Yasuhiko Funago và Eiko Kimura - Ảnh:

"Đây là kết quả sẽ đưa đến những thay đổi trong quản lý nghị viện mà đến tận bây giờ vẫn do những người lành lặn nắm vị trí độc quyền", nhật báo Asahi Shimbun của Nhật Bản khen ngợi.

Theo trang Ouest-France của Pháp, ông Yasuhiko Funago bị chứng cơ xơ cứng và không hoạt động, phải ngồi xe lăn từ 20 năm nay, không tự xê dịch, không nói được và luôn phải đeo mặt nạ phòng hơi độc từ năm 2002. 

Ông là trường hợp chống chịu được lâu và tiến triển tốt trong khi đa phần bệnh nhân bị bệnh này chết sau vài tháng hoặc vài năm. Tân thượng nghị sĩ này phải dùng cằm của mình để viết với một thiết bị kết nối với máy vi tính.

Ông Fugano đã tham gia nhiều hoạt động, trong đó có âm nhạc và viết văn về chủ đề bệnh tật và cách chữa trị. "Tôi xin cảm ơn các bạn đã bầu cho tôi. Tôi có cảm tưởng nhờ cuộc bầu cử này, thái độ  của mọi người đối với người khuyết tật sẽ từng bước thay đổi", ông Yasuhiko Funago nói sau khi trúng cử. 

Bà Eiko Kimura, cùng đảng với ông Yasuhiko Funago, cũng ngồi xe lăn, bị liệt do bệnh não cho biết: "Tôi quyết định tham gia chính trường để tiếp tục đấu tranh cho người khuyết tật. Tôi phải làm việc cật lực vì sự tín nhiệm của cử tri vào một người khuyết tật nặng như tôi". 

Bà còn chỉ trích mạnh mẽ những cơ sở khám bệnh chuyên sâu và đặc thù bởi những điều kiện không hài lòng. Bà Kimura bị tàn tật từ khi mới 8 tháng tuổi. Từ lâu bà là nhà hoạt động kêu gọi sự hòa nhập của người tàn tật vào xã hội.

Hiện nay các thành phố và cơ sở hạ tầng của Nhật Bản được trang bị tốt hơn dành cho người mù, người điếc và những người ngồi xe lăn. 

Nhưng nhiều vấn đề khác như sự chấp nhận của xã hội hay tiếp nhận việc làm vẫn đang là những vấn đề nổi cộm, đầy tính thời sự với người khuyết tật, nhất là năm 2020 Nhật Bản sẽ đăng cai Thế vận hội dành cho người khuyết tật (Paralympic). 

GS thỉnh giảng Peckitt của ĐH Osaka nói với Hãng tin AFP: "Người khuyết tật nặng trúng cử có ý nghĩa quan trọng như là biểu tượng của sự có thể thay đổi thái độ với người khuyết tật ở Nhật Bản".

Nhật Bản sử dụng nhiều loại robot phục vụ cho Olympic Tokyo 2020 Nhật Bản sử dụng nhiều loại robot phục vụ cho Olympic Tokyo 2020

Nhật Bản sử dụng nhiều loại robot tại Olympic 2020, với hy vọng lễ hội thể thao này sẽ là cơ hội để Tokyo tăng cường vị thế của một cường quốc công nghệ.

TRẦN ĐÌNH PHƯỢNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên