16/06/2022 04:54 GMT+7

Mỹ giao Ukraine tên lửa Javelin không kèm chỉ dẫn nên 'có cũng như không'

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Quân đội Ukraine đang bế tắc khi các bệ phóng tên lửa Javelin - một cơ chế sử dụng phức tạp và có giá khá đắt đỏ - không hoạt động bình thường và không ai trong đơn vị của họ có thể sửa chữa chúng.

Mỹ giao Ukraine tên lửa Javelin không kèm chỉ dẫn nên có cũng như không - Ảnh 1.

Một binh sĩ đang ôm bệ phóng tên lửa Javelin - Ảnh: REUTERS

Theo báo Washington Post, việc Mỹ gửi hơn 5.000 tên lửa chống tăng Javelin tới Ukraine, nhưng đã không làm gì để giúp đỡ quân đội nước này vận hành tốt khi phát sinh những trục trặc trong quá trình sử dụng.

Các chỉ huy quân đội Ukraine và các tay súng tình nguyện phương Tây nhìn nhận không được Mỹ hỗ trợ hậu cần hiệu quả và kịp thời trong các cuộc xung đột. Chẳng hạn như việc huấn luyện sử dụng và lắp ráp các module và không có pin dự phòng cho bệ phóng tên lửa Javelin. Họ nói Mỹ đã thiếu "dịch vụ hỗ trợ khách hàng".

Cựu chiến binh quân đội Mỹ Mark Hayward - hiện làm đào tạo quân sự tình nguyện tại Ukraine - trả lời phỏng vấn: "Chúng ta vận chuyển thiết bị. Nhưng chúng ta đã quyết định không cung cấp hỗ trợ kỹ thuật?".

Việc sử dụng hệ thống tên lửa chống tăng Javelin phức tạp hơn nhiều so với các hệ thống tên lửa vác vai khác. Javelin cần có pin và chất làm mát argon để vận hành và bao gồm một hướng dẫn sử dụng 258 trang.

Quan trọng hơn, ông Hayward cho biết các tên lửa Javelin được gửi đến Ukraine dường như không có thẻ hướng dẫn. Họ đã kiện nhiều lần nhưng không thể tìm thấy một tấm thẻ như vậy và không liên lạc được các đường dây nóng liên quan đến Javelin.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã không trả lời các câu hỏi của Washington Post về mức độ hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần cho quân đội Ukraine.

Ông Hayward cho biết việc chuyển giao Javelin cũng thiếu hai ứng dụng dựa trên máy tính và đó là nền tảng của giáo trình đào tạo cho hệ thống Javelin này. Một ứng dụng là hướng dẫn các kỹ năng cơ bản, được giải thích chi tiết trình tự khởi động nhiều giai đoạn. Thứ hai là một bài huấn luyện chiến thuật trong một cuộc tập trận thực địa, nơi họ mô phỏng cuộc chiến đấu.

Trong phiên điều trần của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ vào tháng 5, thượng nghị sĩ Lisa Murkowski đã hỏi Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin rằng liệu có đủ thời gian để gửi các hệ thống huấn luyện tới Ukraine hay không.

Ông Austin cho biết vấn đề này chưa bao giờ được đưa ra trong các cuộc đàm phán với các quan chức Ukraine. Lầu Năm Góc sau đó nói với văn phòng của thượng nghị sĩ Murkowski, các quan chức quốc phòng Mỹ đã báo cáo vấn đề với Bộ Quốc phòng Ukraine và cho rằng không cần hệ thống huấn luyện bổ sung.

Huấn luyện sử dụng vũ khí rất quan trọng, một quan chức Ukraine nói với giới truyền thông với điều kiện giấu tên: "Chúng tôi cần có khả năng bắn trúng 100% mục tiêu. Chúng tôi không có đủ tên lửa để phí phạm chúng".

Mặc dù cuộc chiến ở Ukraine đã trở thành một cuộc đọ súng lớn về tên lửa và pháo binh, thiết bị chống tăng vẫn quan trọng khi các lực lượng Nga tiếp tục sử dụng xe tăng và xe bọc thép để kiểm soát các khu vực chiến lược ở Donbass. Chỉ huy quân sự của Ukraine vẫn tin rằng tên lửa chống tăng Javelin vẫn rất hữu ích với họ. 

Quân đội Mỹ chi hơn 300 triệu USD làm tên lửa Javelin đang hiệu quả ở Ukraine Quân đội Mỹ chi hơn 300 triệu USD làm tên lửa Javelin đang hiệu quả ở Ukraine

TTO - Tập đoàn công nghiệp quân sự Lockheed Martin vừa giành được hai hợp đồng trị giá 309 triệu USD từ quân đội Mỹ, chế tạo tên lửa Javelin, vũ khí chống tăng đang giúp Ukraine chiến đấu với quân đội Nga.

GIA MINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên