26/01/2024 14:17 GMT+7

Mặt trăng đang co lại, gây lở đất và mất ổn định ở cực nam

Mặt trăng của Trái đất đã co lại chu vi hơn 46m, khi lõi của nó dần dần nguội đi trong vài trăm triệu năm qua.

Tâm chấn của một trong những trận động đất Mặt trăng mạnh nhất được máy đo địa chấn Apollo ghi lại nằm ở vùng cực nam của Mặt trăng. Tuy nhiên, vị trí chính xác của tâm chấn không thể được xác định. Một đám mây gồm các vị trí có thể có (các chấm màu đỏ tươi và đa giác màu xanh nhạt) của trận động đất Mặt trăng được thuật toán tái định vị. Các hộp màu xanh lam hiển thị vị trí của các khu vực đổ bộ của tàu vũ trụ Artemis III được đề xuất - Ảnh NASA

Tâm chấn của một trong những trận động đất Mặt trăng mạnh nhất được máy đo địa chấn Apollo ghi lại nằm ở vùng cực nam của Mặt trăng. Tuy nhiên, vị trí chính xác của tâm chấn không thể được xác định. Một đám mây gồm các vị trí có thể có (các chấm màu đỏ tươi và đa giác màu xanh nhạt) của trận động đất Mặt trăng được thuật toán tái định vị. Các hộp màu xanh lam hiển thị vị trí của các khu vực đổ bộ của tàu vũ trụ Artemis III được đề xuất - Ảnh NASA

Tương tự như quả nho tươi nhăn lại khi thành nho khô, Mặt trăng cũng có những nếp nhăn khi nó co lại. Nhưng không như lớp vỏ dẻo của quả nho, bề mặt của Mặt trăng giòn, hình thành các vết đứt gãy khi các phần vỏ nhăn lại.

Mặt trăng đang bị cong vênh ở cực nam

Một nhóm các nhà khoa học phát hiện ra bằng chứng cho thấy sự co rút liên tục của Mặt trăng đã dẫn đến sự cong vênh bề mặt đáng chú ý ở vùng cực nam của nó, bao gồm cả những khu vực mà NASA đề xuất cho phi hành đoàn hạ cánh tàu vũ trụ Artemis III.

Sự hình thành các đứt gãy do sự co lại của Mặt trăng thường đi kèm với hoạt động địa chấn như động đất Mặt trăng. Do đó, các vị trí gần hoặc trong các vùng đứt gãy như vậy có thể gây nguy hiểm cho những nỗ lực thám hiểm của con người trong tương lai.

Trong một bài đăng trên tạp chí The Planetary Science Journal, nhóm nghiên cứu đã liên kết một vùng đứt gãy nằm ở cực nam của Mặt trăng với một trong những trận động đất Mặt trăng mạnh nhất, được máy đo địa chấn Apollo ghi lại hơn 50 năm trước.

Sử dụng các mô hình để mô phỏng sự ổn định của các sườn dốc bề mặt trong khu vực, nhóm nghiên cứu nhận thấy một số khu vực đặc biệt dễ bị lở đất do chấn động địa chấn.

Động đất có thể làm sụp đổ các công trình lắp đặt trên Mặt trăng

Tác giả chính của nghiên cứu, Thomas R. Watters - nhà khoa học danh dự cấp cao tại Trung tâm nghiên cứu Trái đất và Hành tinh của Bảo tàng Hàng không và Vũ trụ quốc gia Mỹ - cho biết: “Mô hình của chúng tôi cho thấy các trận động đất nông ở Mặt trăng có khả năng gây rung chuyển mạnh mặt đất ở vùng cực nam. Hiện tượng này có thể xảy ra do các sự kiện trượt trên các đứt gãy hiện có, hoặc hình thành các lực đứt gãy mới”.

Các trận động đất nông ở Mặt trăng có thể đủ mạnh để làm hư hỏng các tòa nhà, thiết bị và công trình kiến trúc khác do con người xây dựng trên Mặt trăng. Những trận động đất này có thể kéo dài hàng giờ, thậm chí cả buổi.

Theo tiến sĩ Nicholas Schmerr, đồng tác giả của bài báo và là phó giáo sư địa chất tại Đại học Maryland, điều này có nghĩa là các trận động đất nông ở Mặt trăng có thể tàn phá những khu định cư giả định của con người trên Mặt trăng.

NASA lùi sứ mệnh Artemis đưa con người lên Mặt trăngNASA lùi sứ mệnh Artemis đưa con người lên Mặt trăng

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 9-1 thông báo hoãn chương trình đưa con người trở lại Mặt trăng đến năm 2025 do gặp phải một số khó khăn nhất định.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên