19/07/2015 16:21 GMT+7

Lớp trưởng là chủ tịch: Đừng 
“chế Mercedes thành công nông”!

NGUYỄN QUỐC VƯƠNG (nghiên cứu sinh giáo dục lịch sử tại Đại học Kanazawa, Nhật Bản)
NGUYỄN QUỐC VƯƠNG (nghiên cứu sinh giáo dục lịch sử tại Đại học Kanazawa, Nhật Bản)

TT - Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến ông Nguyễn Quốc Vương (NCS giáo dục lịch sử tại ĐH Kanazawa, Nhật Bản) về dự thảo điều lệ trường tiểu học do Bộ GD-ĐT đưa ra, trong đó có mô hình trường học mới (VNEN).

Ông Nguyễn Quốc Vương

Ông Nguyễn Quốc Vương nói: 

Ở Việt Nam các từ “chủ tịch”, “phó chủ tịch” vốn thường chỉ được sử dụng phổ biến trong thế giới người lớn. Tuy nhiên, tôi cho rằng chuyện gọi “chủ tịch” hay “lớp trưởng” không quan trọng. Ban đầu dẫu lạ thì dùng mãi cũng sẽ quen.

Trong trường học nước ngoài, cách gọi này rất phổ biến. Vấn đề nằm ở chỗ việc thay đổi tên gọi cùng sự ra đời của hội đồng tự quản có phát huy được mục đích phát huy quyền làm chủ, tinh thần tự giác của học sinh hay không.

Bản chất của việc tồn tại các hội đồng tự quản (ở nước ngoài có trường hợp gọi là ủy ban tự trị) này là tạo điều kiện cho học sinh thực hành làm “công dân dân chủ” và “người lãnh đạo dân chủ”. Giáo dục trường học tác động đến học sinh không chỉ thông qua chương trình giáo dục, mà còn thông qua môi trường và các hoạt động khác.

Chẳng hạn đời sống ở trường tiểu học Nhật Bản được tạo thành từ ba thành tố: (1) các môn giáo khoa, (2) giáo dục đạo đức, (3) hoạt động đặc biệt (nghi lễ trường học, hoạt động lớp, hoạt động câu lạc bộ). Vai trò của hội đồng tự quản hay chủ tịch thể hiện rõ nhất ở thành tố thứ ba nói trên.

Vì vậy nếu muốn học sinh được trải nghiệm làm “công dân dân chủ”, “nhà lãnh đạo dân chủ” mà chỉ học theo nước ngoài bằng việc thay đổi hình thức thì sẽ khó đạt được thành công.

Cách thức cải cách theo mô hình nước ngoài với lối tư duy “học hỏi có chọn lọc” cho “phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam” phần lớn dẫn tới hành động “chế Mercedes thành công nông”. Nếu chỉ học cái vỏ bên ngoài mà gạt bỏ triết lý, bản chất, nền tảng của mô hình tiên tiến sẽ chỉ gây nên sự lãng phí và rối loạn.

Chủ tịch hay hội đồng tự quản cũng sẽ không làm học sinh có ý thức dân chủ cao hơn nếu như vẫn còn tồn tại phương thức đánh giá hạnh kiểm (đạo đức) trong trường học và người giáo viên vẫn phải hằng ngày lo sợ với bao thứ từ cơm áo gạo tiền tới sổ sách, giấy tờ và những đợt thanh tra, kiểm tra từ nhiều cấp.

NGUYỄN QUỐC VƯƠNG (nghiên cứu sinh giáo dục lịch sử tại Đại học Kanazawa, Nhật Bản)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên