03/05/2005 00:25 GMT+7

Len Aldis - "kẻ gàn dở" đáng yêu

TRẦN NGUYÊN
TRẦN NGUYÊN

TT - Đám trẻ đánh giày và bán báo ngoài đường Nguyễn Huệ gọi Len Aldis là "ông bạn già", vì sáng nào ông cũng ngồi trò chuyện với các em khi đến TP.HCM. "Bọn trẻ dạy tôi rất nhiều điều quí giá trong cuộc sống. Và chính các em luôn gieo cho tôi niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống này... Tôi đã từng vất vả như thế nên thương các em lắm...", ông trầm ngâm.

AJrVLuBu.jpgPhóng to
TT - Đám trẻ đánh giày và bán báo ngoài đường Nguyễn Huệ gọi Len Aldis là "ông bạn già", vì sáng nào ông cũng ngồi trò chuyện với các em khi đến TP.HCM. "Bọn trẻ dạy tôi rất nhiều điều quí giá trong cuộc sống. Và chính các em luôn gieo cho tôi niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống này... Tôi đã từng vất vả như thế nên thương các em lắm...", ông trầm ngâm.

Chào đời trong một gia đình nghèo khó ở miền đông London, Anh ngày 3-10-1930, Len Aldis là con thứ bảy trong gia đình có đến mười anh chị em. Sáu người con trai và bốn người con gái đã trở thành một gánh nặng quá sức với bố mẹ ông sau khi Thế chiến thứ hai nổ ra.

Năm 14 tuổi, cậu học trò Len Aldis buộc phải nghỉ học, và bắt đầu tìm việc làm để tự nuôi thân. "Tôi còn nhớ rõ đó là một ngày thứ sáu u ám kinh khủng. Năm học vẫn chưa kết thúc nhưng tôi không thể đến trường được nữa. Vài ngày sau, chính xác là ngày thứ hai, tôi khoác lên người bộ quần áo bẩn để trở thành một công nhân hạng bét trong nhà máy sản xuất lưỡi khoan. Biết làm sao khi con người cần phải có tiền để mua thức ăn...", ông túc tắc ho và mệt mỏi đưa mảnh khăn giấy lên lau mồ hôi.

Tiếp theo đó là một chuỗi ngày dài dằng dặc của cuộc mưu sinh không có hồi kết của Len Aldis. "Tôi đếm được tổng cộng là chín lần đổi việc làm, toàn những việc chẳng đâu vào đâu cả... Xen giữa những việc làm là những chuỗi ngày thất nghiệp lê bước trên khắp các ngả đường. Và tôi cũng đã học, đã trưởng thành nhiều hơn từ hè phố, quán rượu và những khoảnh khắc chìm trong khói thuốc lá này", lại một tràng ho khan của người đàn ông tóc bạc trắng.

Năm 1948, Len Aldis gia nhập quân đội Hoàng gia Anh và tại n

Thêm một "Bạn đồng hành quanh tôi"

Sáng 2-5, tại trụ sở báo Tuổi Trẻ, phó tổng biên tập Huỳnh Sơn Phước đã trao tặng giải thưởng "Bạn đồng hành quanh tôi" - giải thưởng do báo Tuổi Trẻ tổ chức dành tặng những cá nhân có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội, đặc biệt đã nêu những tấm gương tốt cho giới trẻ VN noi theo.

Hết sức bất ngờ khi biết mình là người nước ngoài đầu tiên nhận giải thưởng này, ông Len Aldis (ảnh) tâm sự: "Tôi cứ nghĩ là chỉ đến Tuổi Trẻ như đi thăm những người thân trong gia đình thôi mà. Thật tuyệt vời khi chúng ta tiếp tục trở thành những người bạn đồng hành trên con đường công lý còn dài ở phía trước".

gũ được hai năm. Ở thời điểm cuộc kháng chiến chống Pháp của người Việt đang lên cao này, ông cũng đã tham gia hàng loạt cuộc biểu tình chống chiến tranh VN. Sau đó nhiều năm, Len Aldis, lúc này đang làm việc cho một công ty chuyên kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ của Liên Xô và những người bạn của mình lại lên tiếng phản đối việc Mỹ rải bom B52 xuống VN. "Lúc đó, tôi không biết nhiều về đất nước này, nhưng chỉ tự hỏi vì sao một quốc gia lại phải chịu đựng nhiều gian khổ của chiến tranh đến vậy...". Và cứ thế, những tình cảm của ông dành cho VN lớn dần theo những thông tin qua nhiều kênh mà ông nhận được...

"Tôi giống như một kẻ gàn dở, không gia đình và cứ suốt ngày thích đi lang thang và tìm cách làm gì đó để giúp người khác. Có người tưởng tôi giàu có, nhưng tôi thế này thì làm sao mà giàu được...", vừa khoe 12 chiếc khăn rằn và mấy chiếc nón tai bèo có huy hiệu "Việt cộng" vừa mua được trong chuyến thăm địa đạo Củ Chi, Len vừa nói. Ông hơi mập và sức đã yếu, lúc nào cũng kè kè bên người chiếc vòng tay chứa những thông tin cá nhân, số điện thoại của bác sĩ và địa chỉ cần báo "nếu tôi đột ngột chết trên đường...".

Nói đến cái chết, ông lại trầm tư hẳn. "Đâu phải lần đầu tôi nghĩ đến ngày mình chết, nhưng nghĩ xong lại thấy hài lòng. Vì quanh tôi lúc nào cũng có nhiều người sẵn sàng tiếp tục những việc mà tôi đang làm. Bằng chứng là lúc nào tôi cũng được mọi người ủng hộ". Ông mỉm cười, móm mém và đôn hậu khi nhớ lại câu chuyện với một cậu học sinh trung học tình cờ gặp trên phố. "Cậu ấy bảo: Ông tốt bụng như thế, sẽ nhận được giải Nobel hòa bình đấy. Tôi bèn nói với cậu ấy rằng: Thế thì tôi đứng đợi ở đây, cậu quay về nhà lấy giải thưởng và trao cho tôi nhé..." - Len chiêu một ngụm bia 333, mắt ánh lên vẻ tinh nghịch.

Chúng tôi đề nghị cuộc trò chuyện không nhắc gì đến những nạn nhân chất độc da cam, vì mọi người đều biết những việc ông đã làm trong cuộc đấu tranh này rồi. Ông đồng ý ngay và bắt đầu nói về golf - môn thể thao ông yêu thích nhất rồi chuyển sang đề tài vũ khí hạt nhân.

Chưa đầy 10 phút sau, ông lại bảo: "Tuổi Trẻ sẽ hỗ trợ tôi trong việc thành lập một tổ chức quốc tế để làm thành một nơi mà mọi người có thể đến để chia sẻ thông tin, ủng hộ các nạn nhân da cam VN trong cuộc đấu tranh chứ?". Sau nhớ ra mình đã "lạc đề", ông xuề xòa bảo thôi hãy để ông nói luôn những dự định sắp tới: lập Ủy ban quốc tế để thống nhất hành động cho nạn nhân da cam, kiến nghị lên đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về vụ kiện và tìm cách yêu cầu cấm vận sản phẩm của những công ty hóa chất đã từng sản xuất chất độc da cam.

TRẦN NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên