30/06/2020 09:50 GMT+7

Làm nhạc theo nhóm: tại sao không?

TIẾN VŨ
TIẾN VŨ

Ở Việt Nam, nhiều đội nhóm đã và đang bắt đầu xây dựng nên dây chuyền sản xuất nhạc chuyên nghiệp, đáp ứng được các công việc từ tiền kì tới hậu kì.

Làm nhạc theo nhóm: tại sao không? - Ảnh 1.

Một producer trẻ đang làm nhạc tại studio - Ảnh: TIẾN VŨ

Việt Nam là thị trường tiềm năng cho lĩnh vực sản xuất âm nhạc bởi chúng ta đang sống trong thời kì công nghệ 4.0 của không gian mạng và thế giới phẳng. Vì vậy, các ca sĩ ở trong nước không chỉ phải đối đầu với nhau mà còn trực tiếp đối đấu với các ca sĩ đến từ thị trường K-Pop hay US-UK.
Điều này đòi hỏi việc sản xuất âm nhạc phải đạt chất lượng quốc tế để có thể cạnh tranh. Đó là lý do vì sao từ việc chỉ cần làm việc với một nhạc sĩ viết và phối nhạc thì bây giờ các ca sĩ cần có một đội ngũ sản xuất nhất định để có thể định hình cho mình dòng nhạc theo đuổi lâu dài.
Thứ hai, phải như vậy thì các khâu sản xuất mới được chuyên nghiệp hoá thành một quy trình bài bản, từ đó tạo điều kiện cho các ca sĩ có thể tập trung vào giọng hát, diễn xuất trong MV để tạo ra những sản phẩm chất lượng. Đó là lý do dẫn đến việc sản xuất âm nhạc ngày càng trở nên quan trọng và hơn nữa là các đơn vị sản xuất phải làm việc theo nhóm.

Sản xuất âm nhạc là một quy trình khép kín bao gồm nhiều công đoạn được gắn kết với nhau từ nhạc sĩ sáng tác, nhạc sĩ phối khí, ca sĩ, phòng thu, các khâu quảng bá sản phẩm… tất cả đều dưới sự bao quát, quản lý của nhà sản xuất âm nhạc, hay còn gọi là Producer.

Đây là người chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án, đồng thời định hướng cho sản phẩm, lên kế hoạch sản xuất, theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất và là người ra quyết định cuối cùng về toàn bộ nội dung của sản phẩm.

Tuy là mô hình làm việc theo nhóm ở lĩnh vực sản xuất âm nhạc chưa phổ biến ở Việt Nam nhưng đa số các nghệ sĩ đều ý thức được tầm quan trọng của một êkip sản xuất nhạc chuyên nghiệp đứng sau hỗ trợ, để họ có thể chuyên tâm cho việc ca hát.

Làm nhạc theo nhóm: tại sao không? - Ảnh 3.

Êkip làm nên những sản phẩm âm nhạc gây bão suốt thời gian qua của Bích Phương gồm có Tiên Cookie, Dương K, Phạm Thanh Hà

Nếu như trước đây, bài hát gắn liền với tên tuổi của ca sĩ thể hiện thì bây giờ, khán giả còn quan tâm đến vai trò của những người đứng sau. 

Sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0 đã tác động lớn vào sự phát triển của cục diện âm nhạc nói chung, làm bắt đầu xuất hiện khái niệm Music production process (công nghệ sản xuất âm nhạc) và Virtual studio technology (công nghệ phòng thu ảo).

Nhiều người bắt đầu mày mò tìm đến những phần mềm sản xuất âm nhạc với hàng ngàn hiệu ứng âm thanh và các loại nhạc cụ ảo (VSTi) để phục vụ cho quá trình sáng tạo. Một số phần mềm sản xuất âm nhạc đang được sử dụng nhiều có thể kể đến như Cubase, Logic Pro, FL Studio, Bitwig Studio.

Làm nhạc theo nhóm: tại sao không? - Ảnh 4.

Các nghệ sĩ có sản phẩm âm nhạc được quan tâm nhiều trong tuần trên NhacCuaTui như Bích Phương, Chi Pu, Karik... đều là có êkip sản xuất âm nhạc vững vàng

Hiện ước tính tại Việt Nam có khoảng 72% dân số sử dụng điện thoại thông minh, thời lượng stream nhạc trung bình mỗi ngày vào khoảng 1 tiếng 11 phút (số liệu cập nhật tháng 1-2019 của We Are Social). 

Con số này sẽ còn tăng mạnh trong thời gian tới. Vì vậy, việc ngày càng có nhiều bạn trẻ theo đuổi ngành sản xuất âm nhạc là điều dễ hiểu. 

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, nhạc sĩ kiêm nhà sản xuất âm nhạc Phạm Hải Âu cho biết: "Nhiều phòng thu nổi tiếng phải đóng cửa vì ngày nay đa số mọi người đều tự sản xuất được.Bên cạnh đó việc tạo nên một phòng thu tại nhà ngày nay quá đơn giản.

Việc mày mò trở thành nhà sản xuất độc lập không khó, chính từ đó cộng đồng Indie, Underground hình thành và phát triển mạnh".

Làm nhạc theo nhóm: tại sao không? - Ảnh 5.

Dưới đây là quy trình sản xuất của nhạc trẻ được ghi nhận được sau thời gian khảo sát, phỏng vấn một số đơn vị sản xuất âm nhạc tại TP.HCM:

- Sáng tác lời và giai điệu: người sáng tác ca khúc (song writer) sẽ viết ra lời và giai điệu của bài hát.

- Hoà âm, phối khí: nếu như hòa âm là lựa chọn những hợp âm phù hợp, hài hòa với cảm xúc, sắc thái của giai điệu, ca từ bài hát thì phối khí là việc lựa chọn những loại nhạc cụ với đặc tính, màu sắc đặc trưng rồi vào nhạc cụ đó những câu cú phù hợp nhất giúp tôn vinh cảm xúc tác phẩm lên một tầm cao mới.

- Sản xuất:

* Beat making: hoàn thiện cấu trúc bài nhạc, chọn nhạc cụ, cách chơi nhạc cụ và cách bố trí nhạc cụ trong bản phối.

* Thu âm: chuẩn bị và tiến hành thu âm cho ca sĩ. Người chịu trách nhiệm về giọng hát của ca sĩ (vocal producer) sẽ kiểm soát cách hát, thậm chí là tâm trạng của nghệ sĩ trong lúc thu, bố trí giọng hát chính và bè cho phù hợp để có được phần trình bày tốt nhất.

* Hoàn thiện bản phối (mixing & mastering): Mixing là cân bằng tất cả các yếu tố trong bài nhạc một cách hợp lý. Mastering là xử lý sản phẩm cuối cùng, đảm bảo khi được phát hành trên các nền tảng khác nhau thì chất lượng không bị thay đổi đáng kể.

Vpop hè 2020: Pop ballad vẫn giữ ‘ngôi vương’? Vpop hè 2020: Pop ballad vẫn giữ ‘ngôi vương’?

TTO - Khi dịch bệnh đã được kiểm soát cũng là lúc hàng loạt ca sĩ trở lại với âm nhạc, cùng tạo nên một mùa hè sôi động cho Vpop trong mùa hè này.

TIẾN VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên