27/11/2023 07:02 GMT+7

Là thương, tự truyện của ông thầy không bục giảng Lê Duy Niệm

Nói về quyển tự truyện của mình, Lê Duy Niệm tự nhận xét đây là cuốn sách của một ông giáo bình thường đã qua bao thăng trầm nghề nghiệp và cuộc sống với nhiều phen nguy khốn, mong tìm được sự đồng điệu nơi độc giả.

Ông giáo Lê Duy Niệm tâm tình cùng học trò Nguyễn Hữu Ngọc. Từ phải qua: anh Nguyễn Hữu Ngọc, thầy Lê Duy Niệm, tác giả Quách Trọng Trà - Ảnh: HỒ LAM

Ông giáo Lê Duy Niệm tâm tình cùng học trò Nguyễn Hữu Ngọc. Từ phải qua: anh Nguyễn Hữu Ngọc, thầy Lê Duy Niệm, tác giả Quách Trọng Trà - Ảnh: HỒ LAM

Tối 26-11, tại Đường sách TP.HCM diễn ra buổi trò chuyện, ra mắt sách Là thương - Tự truyện ông thầy không bục giảng Lê Duy Niệm do tác giả Quách Trọng Trà, học trò của ông Niệm chấp bút, NXB Phụ Nữ Việt Nam ấn hành.

Chỗ nào có thầy, chỗ đó có bục giảng

Tác phẩm Là thương - Tự truyện ông thầy không bục giảng Lê Duy Niệm dày hơn 200 trang kể lại hành trình gắn bó của ông với phấn trắng, bảng đen trong hơn 40 năm, qua những miền đất Quảng Trị, Bạc Liêu, Sài Gòn.

Lê Duy Niệm là ông giáo người Quảng Trị bắt đầu nghiệp "gõ đầu trẻ" từ một vùng quê xa xôi tại Bạc Liêu. Vì một “sự cố” nghề nghiệp mà ông buộc phải chia tay bục giảng rồi bắt đầu những cuộc nổi trôi lên Sài Gòn.

Thầy Lê Duy Niệm từng là tác giả của cuốn sách “Bếp ấm nhà vui - Thương món ăn Nam Bộ” - Ảnh: HỒ LAM

Thầy Lê Duy Niệm từng là tác giả của cuốn sách “Bếp ấm nhà vui - Thương món ăn Nam Bộ” - Ảnh: HỒ LAM

Ông tâm sự: “Năm 1995, tôi bị buộc thôi dạy ở Bạc Liêu. Thật tình là tôi có sự chới với trong thời điểm đó. Vì tôi thật sự rất yêu nghề, tôi nghĩ mình không biết phải làm gì ngoài việc đi dạy.

Tôi lên Sài Gòn và làm thợ tráng kiếng trong 13 năm đằng đẵng. Sau đó tôi đã trở lại với nghề dạy học trong vai trò giáo viên quản nhiệm của một trường dân lập bán trú”.

Ở thời điểm đó, người thầy đảm nhận việc chăm sóc đời sống nội trú cho các em học sinh và làm việc vào ban đêm, không trực tiếp giảng dạy trên lớp.

Và rồi ông dần trở thành một “ông bố quốc dân” của những người trò nhỏ. “Má Niệm” là tên của một chương trong quyển tự truyện, cũng là biệt danh mà ông thường được gọi ở trường.

Lý giải vì sao lại có biệt danh này, Lê Duy Niệm cho rằng đó là do tính chất nghề nghiệp. 

Bởi ông làm đủ việc để săn sóc học trò mình như: may áo, sơ cứu vết thương, thậm chí theo lời ông là tư vấn cả những chuyện yêu đương… ba láp ba xàm.

“Một người học trò trong khóa năm 1999 đã nói với tôi rằng thầy giống như một người má vì chuyện gì thầy cũng làm được. 

Đối với tôi, đây như một phần thưởng. Vì đâu phải, không dưng mà người ta kêu một ông thầy bằng má”, ông xúc động nhớ lại.

Mặc dù không trực tiếp đứng trên bục giảng nhưng thầy Lê Duy Niệm vẫn luôn hạnh phúc vì mình vẫn đang được dạy dỗ và gần gũi với học trò.

Cũng như lời một người học trò của ông, chỗ nào có thầy là chỗ đó có bục giảng.

Những "thằng quỷ sứ", "thằng nhỏ miền Tây" của Lê Duy Niệm

Trong không khí thân tình của buổi giao lưu, rất đông học trò từ Bạc Liêu và trường tư thục ở Sài Gòn đến chúc mừng ông. Có những người đã được ông đưa vào trang sách với những tên gọi thân mật: "Thằng quỷ sứ", "thằng nhỏ miền Tây"…

Dù đã 47 tuổi nhưng anh Nguyễn Hữu Ngọc vẫn là một trong những học trò nhỏ của ông giáo Lê Duy Niệm.

Sách

Sách "Là thương - Tự truyện ông thầy không bục giảng Lê Duy Niệm" - Ảnh: HỒ LAM

Thầy Niệm hài hước ví anh Ngọc như “thằng quỷ sứ” bởi thầy cho rằng với những thầy cô khác thì Ngọc rất trang trọng nghiêm túc, còn với thầy thì anh hay cặp cổ khoác vai như một người bạn cùng lứa.

Anh Ngọc là một trong những học trò đứng ra vận động để giúp thầy mình xây lại nhà bị sập do lũ quét. 

“Đó là một biến cố của thầy. Nhưng có lẽ, với chúng tôi, đó lại là cơ hội để tặng thầy một món quà nho nhỏ”.

Còn “thằng nhỏ miền Tây” là cái tên thân thương mà thầy Niệm đã đặt cho cậu bé Khánh Toàn trong cuốn tự truyện của mình. 

Khánh Toàn là cậu học trò quê ở miền Tây nhưng gọi thầy bằng cha.

Toàn bộc bạch: “Cha của em đã mất lâu nên em bị thiếu đi tình cảm của cha. Em xem thầy Niệm như người cha thứ hai của mình và thật sự thầy đã bù đắp vào khoảng trống đó”.

Thông qua Là thương - Tự truyện ông thầy không bục giảng Lê Duy Niệm, người thầy của bao thế hệ học trò Lê Duy Niệm mong muốn tìm được nơi độc giả một sự đồng điệu về tình thân, tình người, tình thầy trò để có thể cùng hướng tới những điều tốt đẹp hơn.

Anh Tây Jesse Peterson ra mắt cuốn sách thứ 3 viết bằng tiếng ViệtAnh Tây Jesse Peterson ra mắt cuốn sách thứ 3 viết bằng tiếng Việt

Bi hài kịch - sắc màu làm nên cuộc sống là tác phẩm viết bằng tiếng Việt thứ ba của anh Tây Jesse Peterson sau hơn 10 năm sống tại Việt Nam.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên