30/04/2024 05:46 GMT+7

Huấn luyện viên Mai Đức Chung kể về trận cầu đoàn tụ khi đất nước thống nhất

Ông Mai Đức Chung - nguyên huấn luyện viên trưởng tuyển nữ Việt Nam - kể về trận cầu lịch sử năm 1976 khi hai miền Nam - Bắc về một mối trong bộ phim Chuyến tàu Thống Nhất.

Huấn luyện viên Mai Đức Chung kể về trận cầu đoàn tụ năm 1976 - Ảnh chụp màn hinh

Huấn luyện viên Mai Đức Chung kể về trận cầu đoàn tụ năm 1976 - Ảnh chụp màn hinh

Phim tài liệu Chuyến tàu Thống Nhất phát trên kênh VTV1 tối 29-4.

Bộ phim chỉ dài 24 phút nhưng lẩy ra được những câu chuyện xúc động của ngành đường sắt trong những năm tháng gian lao mà vẻ vang.

Ông Khuất Minh Trí - nguyên chủ tịch công đoàn Tổng Đường sắt Việt Nam - nhắc lại khẩu hiệu khi đó của ngành là dẫu khó khăn vẫn đảm bảo giao thông thông suốt, dù mất ga nhưng vẫn có thể qua sông không cầu, chạy tàu không ga. Nếu địch phá thì cứ phá, còn ta cứ đi, địch phá ta sửa ta đi.

Bên cạnh những câu chuyện do các cán bộ ngành đường sắt kể, phim cũng sử dụng nhiều thước phim tư liệu quý.

Trong đó, nhắc đến đội bóng đá Tổng Cục Đường Sắt và trận cầu đoàn tụ (hay còn được gọi là trận cầu thống nhất) diễn ra tháng 11-1976 giữa hai đội Tổng Cục Đường Sắt và Cảng Sài Gòn.

Khi ấy, đội Tổng Cục Đường Sắt đại diện cho bóng đá miền Bắc vào miền Nam đá giao hữu với đội Cảng Sài Gòn.

Tổng Cục Đường Sắt thời điểm ấy là một đội bóng mạnh, chỉ đứng sau đội Thể Công. Họ vừa đoạt chức vô địch Công đoàn miền Bắc.

Việc cử một đội bóng đại diện cho công nhân ngành đường sắt lúc đó vào Nam đá càng có ý nghĩa khi tuyến đường sắt Bắc Nam sắp khánh thành.

Nguyên huấn luyện viên của đội bóng đá nữ Việt Nam Mai Đức Chung ngày ấy thuộc đội Tổng Cục Đường Sắt.

Trong phim Chuyến tàu Thống Nhất, ông kể "đó là một trận đấu mang tính lịch sử (trận cầu đầu tiên của hai đội bóng ở hai miền Nam - Bắc sau khi đất nước thống nhất - PV). Chúng tôi rất vui sướng khi được bà con phía Nam đón tiếp nhiệt tình".

Ông Chung kể lại mới 19h, sân vận động Thống Nhất cả bên trong lẫn bên ngoài sân đều đông nghịt người. Có một số bà con còn trèo lên các cây cao để xem cho bằng được.

Ông Khuất Minh Trí cho rằng trận cầu mang ý nghĩa của một cuộc sum họp. Những người miền Bắc gặp người miền Nam để hiểu nhau hơn, chia sẻ với nhau hơn.

Trận cầu lịch sử giữa đội Tổng Cục Đường Sắt và đội Cảng Sài Gòn - Ảnh chụp màn hình

Trận cầu lịch sử giữa đội Tổng Cục Đường Sắt và đội Cảng Sài Gòn - Ảnh chụp màn hình

"Xúc động ở chỗ, chúng ta - những người trong một nước - chơi thể thao cùng nhau", ông Trí nói.

Ông Mai Đức Chung nhớ như in bàn thắng đầu tiên của mình trong trận đấu đoàn tụ: "Khi giãn biên, anh Nguyễn Minh Điểm chuyền xuống biên phải tạt vào, tôi nhảy lên đánh đầu ghi bàn đầu tiên".

Bàn thắng thứ hai đến trong hiệp hai, do cầu thủ Lê Thụy Hải từ giữa sân sút xa lao thẳng vào khung thành.

Từ Điện Biên Phủ, nhìn về khát vọng non sôngTừ Điện Biên Phủ, nhìn về khát vọng non sông

Sau ba ngày hành quân, các cánh quân của hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" cùng hội tụ tại TP Điện Biên Phủ (Điện Biên) ngày 26-4, nơi 70 năm trước đã gây chấn động địa cầu với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ lẫy lừng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên