HR Director là ai và vai trò, công việc của họ như thế nào?

HR Director là vị trí cao nhất của phòng nhân sự, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của mọi doanh nghiệp. Nếu bạn đang có ý định “apply” vào vị trí công việc này thì đừng bỏ qua cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất sau đây nhé!

HR Director là ai? Vai trò và công việc của Giám đốc nhân sự - Ảnh 1.

Vị trí HR Director là gì? 

HR Director hay Giám đốc nhân sự là người đứng đầu phòng nhân sự trong một doanh nghiệp. Họ có trách nhiệm lên kế hoạch, triển khai những công việc liên quan đến nhân sự tổng thể của công ty. 

Cụ thể, giám đốc nhân sự sẽ trực tiếp theo dõi, kiểm soát và quản lý các số liệu cũng như báo cáo liên quan đến hoạt động tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, các chính sách đãi ngộ nhân viên. Đồng thời, họ cũng là người trực tiếp đề ra quy chế thưởng - phạt cho người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.

HR Director là vị trí cao nhất của bộ phận Nhân sự - Ảnh: Internet

HR Director là vị trí cao nhất của bộ phận Nhân sự - Ảnh: Internet

Nói cách khác, HR Director chính là vị trí "cầu nối" giữa lãnh đạo và các nhân viên trong công ty. Sau khi tiếp nhận ý kiến từ ban lãnh đạo, giám đốc nhân sự sẽ đề ra giải pháp, phương án quản lý nhân sự hiệu quả, góp phần phát huy năng lực lao động, hướng đến mục tiêu phát triển chung của toàn công ty.

Vai trò của giám đốc nhân sự

Trong vai trò của một HR Director, bạn có trách nhiệm đảm bảo hiệu quả quá trình điều hành nhân sự, kết hợp đánh giá tổng thể các kế hoạch cũng như chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Cụ thể, vai trò của giám đốc nhân sự như sau:

● Xây dựng, phát triển, quản lý các kế hoạch và quy trình liên quan đến nguồn nhân lực của công ty.

● Xây dựng kế hoạch, tổ chức và kiểm soát mọi hoạt động của phòng Nhân sự.

● Đóng góp vào việc phát triển các mục tiêu và hệ thống của phòng Nhân sự.

Vai trò, nhiệm vụ của giám đốc nhân sự trong doanh nghiệp - Ảnh: Internet

Vai trò, nhiệm vụ của giám đốc nhân sự trong doanh nghiệp - Ảnh: Internet

Theo thời gian, vai trò của các chuyên gia nhân sự đang dần thay đổi, trở nên đa nhiệm hơn để phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp hiện đại. Nhiệm vụ chính của phòng Nhân sự vẫn là phát triển hệ thống và quy trình với mục đích giải quyết các nhu cầu chiến lược của doanh nghiệp. 

Tuy nhiên, quy trình tuyển dụng được chú trọng hàng đầu với kỳ vọng mang lại nguồn nhân sự tài năng nhất, phù hợp với văn hóa công ty. Do đó, vai trò quan trọng nhất của HR Director là xây dựng nền văn hóa, góp phần duy trì hoạt động kinh doanh và sự phát triển của doanh nghiệp.

Mô tả công việc của HR Director

Là người đứng đầu bộ phận nhân sự nên ngoài những công việc chuyên môn, HR Director còn đảm nhận vai trò của người quản lý, giám sát. Cụ thể, công việc của giám đốc nhân sự bao gồm:

● Xây dựng và triển khai kế hoạch/chiến lược nhân sự: Giám đốc nhân sự chịu trách nhiệm chính trong việc lập kế hoạch nhân sự tổng thể dài hạn và ngắn hạn của công ty. Đồng thời trình với ban lãnh đạo và toàn bộ công ty về kế hoạch đã đề xuất.

● Điều phối nguồn nhân sự phù hợp cho từng vị trí: Trong quá trình hoạt động, Giám đốc nhân sự sẽ thực hiện công tác quản lý đội nhóm, phòng ban thuộc bộ phận nhân sự của công ty. Qua đó, tiến hành tối ưu hóa hiệu quả phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo sự vận hành ổn định của doanh nghiệp.

● Tổng hợp, đánh giá KPI liên quan đến nhân sự: Kết hợp với trợ lý nhân sự, HR Director sẽ trực tiếp đánh giá kết quả, năng lực làm việc của nhân viên thuộc phòng ban Nhân sự.

● Xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến nhân sự như: chất lượng, số lượng nhân sự trong các phòng ban, thái độ làm việc,... Từ đó quản lý và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực, hiệu suất làm việc của nhân viên, đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Công việc chính của giám đốc nhân sự - Ảnh: Internet

Công việc chính của giám đốc nhân sự - Ảnh: Internet

Những tố chất cần có để trở thành HR Director

Công việc của HR Director chủ yếu liên quan đến con người. Chính vì vậy, để đảm nhận tốt vị trí này, ngoài những kiến thức cũng như bằng cấp chuyên môn, bạn cần đáp ứng được một vài tố chất quan trọng sau:

Tố chất lãnh đạo

Một người lãnh đạo giỏi sẽ biết cương - nhu khi cần thiết. Mỗi lời nói ra phải đủ sức dẫn dắt và thuyết phục người đối diện. Chính sự thông minh và mềm mỏng đúng lúc này sẽ khiến cho đội ngũ nhân viên nể trọng, quý mến.

Tố chất lập luận

HR Director có nhiệm vụ đánh giá năng lực và hiệu quả làm việc của các nhân viên trong bộ phận nhân sự. Chính vì vậy họ phải có tố chất lập luận, biết xem xét điểm mạnh và điểm yếu của mỗi cá nhân để đưa ra quyết định công tâm nhất.

Những tố chất cần thiết đối với một giám đốc nhân sự - Ảnh: Internet

Những tố chất cần thiết đối với một giám đốc nhân sự - Ảnh: Internet

Tố chất tổ chức và lập kế hoạch

HR Director phải cùng lúc đảm nhiệm nhiều đầu việc khác nhau. Vì vậy, với vai trò là một giám đốc nhân sự, bạn cần biết cách sắp xếp, quản lý thời gian, tổ chức công việc theo kế hoạch một cách hiệu quả để có thể hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng, đúng tiến độ.

Tố chất truyền cảm hứng

Là một người quản lý, bạn phải truyền được sự hứng khởi, say mê với công việc cho nhân viên. Hơn nữa, khi làm việc trong một môi trường với nhiều người khác nhau, đòi hỏi bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt để ứng xử cũng như giải quyết tốt mọi tình huống.

3 Kỹ năng quan trọng nhất đối với HR Director

Để trở thành một giám đốc nhân sự chuyên nghiệp, bạn không thể nào thiếu 4 kỹ năng quan trọng sau đây:

Kỹ năng phân tích

Giám đốc nhân sự cần biết cách phân tích các công cụ quản lý để xác định, sắp xếp và xây dựng nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Thông qua quá trình phân tích, đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên có thể phát hiện ra những thiếu sót, từ đó đề ra phương án cải thiện năng suất làm việc hiệu quả.

Kỹ năng giao tiếp

Với vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động, kỹ năng giao tiếp đối với một HR Director là không thể thiếu. Bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt để xây dựng niềm tin ở nhân viên cũng như truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, thuyết phục.

3 kỹ năng quan trọng nhất để trở thành một giám đốc nhân sự chuyên nghiệp - Ảnh: Internet.

3 kỹ năng quan trọng nhất để trở thành một giám đốc nhân sự chuyên nghiệp - Ảnh: Internet.

Kỹ năng ra quyết định chính xác

Giám đốc nhân sự là người trực tiếp đưa ra những quyết định quan trọng mang tính chiến lược cho doanh nghiệp như: phân bổ, điều phối nhân sự, sa thải, kỷ luật nhân sự,... Ngoài ra, họ còn tham mưu cho ban lãnh đạo các chiến lược nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty. Từ đó, đưa ra sự tư vấn về số lượng nhân sự phù hợp cho các phòng ban.

Yêu cầu tuyển dụng HR Director

HR Director là vị trí công việc yêu cầu chất lượng cao về chuyên môn, kinh nghiệm lẫn kỹ năng. Cụ thể, để ứng tuyển vị trí này, bạn cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau đây:

● Có bằng Cử nhân trở lên thuộc chuyên ngành Quản trị nhân lực, Quản trị kinh doanh hoặc lĩnh vực liên quan.

● Đã từng có kinh nghiệm làm việc ở vị trí HR Director hoặc tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương.

● Có kiến thức về thị trường lao động.

● Nắm vững các kiến thức về bộ luật Lao động, luật Thuế TNCN, luật BHXH, BHYT, có kiến thức cũng như kỹ năng quản trị nguồn nhân lực.

● Có sự nhạy bén trong kinh doanh, chú trọng đến yếu tố con người.

● Trang bị những kỹ năng cần thiết khi làm việc ở phòng ban nhân sự.

Tiêu chí tuyển dụng HR Director - Ảnh: Internet

Tiêu chí tuyển dụng HR Director - Ảnh: Internet

Mức lương của HR Director

Mức lương của HR Director ở mỗi doanh nghiệp có sự chênh lệch khác nhau tùy vào chế độ chi trả tiền lương của từng đơn vị. Tuy nhiên, theo khảo sát từ VietNamSalary, mức lương trung bình của giám đốc nhân sự hiện nay khoảng 58.1 triệu đồng/tháng. Ngoài ra, tùy vào kinh nghiệm cũng như năng lực của mỗi người mà mức lương còn có sự chênh lệch đáng kể. 

HR Director là ai? Vai trò và công việc của Giám đốc nhân sự - Ảnh 8.

Lộ trình thăng tiến lên vị trí HR Director

Cũng giống như những ngành nghề khác, để thăng tiến lên vị trí cao nhất trong ngành nhân sự, trước tiên bạn phải bắt đầu từ vị trí thấp nhất để tích lũy kinh nghiệm. Quá trình tích lũy kinh nghiệm từ những vị trí bậc thấp sẽ tạo cho bạn nền tảng kiến thức vững chắc về cả lý thuyết lẫn thực tế. Dưới đây là những vị trí cơ bản mà một HR phải trải qua trong lộ trình sự nghiệp của mình:

● HR intern

● HR Staff

● HR Admin

● HR Executive

● HR Manager

● HR Director

Hy vọng với cẩm nang nghề nghiệp chi tiết trên đây sẽ giúp bạn có những hiểu biết cơ bản về vị trí HR Director. Nếu bạn cảm thấy hứng thú với việc làm HR Director hoặc doanh nghiệp của bạn đang có nhu cầu tuyển dụng giám đốc nhân sự, hãy truy cập ngay careerbuilder.vn để tham khảo tìm kiếm việc làm cũng như nguồn nhân sự phù hợp nhé!

Hành trình xây dựng môi trường làm việc của giám đốc nhân sự 9XHành trình xây dựng môi trường làm việc của giám đốc nhân sự 9X

Chu Quang Huy - người được bổ nhiệm làm giám đốc nhân sự FPT - Tập đoàn Công nghệ hàng đầu Việt Nam năm 2019, khi mới 29 tuổi trải lòng: "Trong tôi, FPT là một ngôi nhà hạnh phúc, là nơi để mọi thành viên cảm thấy tự hào".

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0