10/11/2019 19:50 GMT+7

Học gì từ 'Chuyện kể về trăm loài chim'

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG
ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG

TTO - Các loài chim luôn mê hoặc con người, bởi lẽ về cơ bản, giống như con người, chúng là những động vật sở hữu cả âm và sắc.

Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 1.

Ảnh: Đ.Q.T.H.

Trải qua nhiều thiên niên kỷ, dù chim chóc mang lại lợi ích cho con người trên nhiều phương diện khác nhau, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng đối xử tốt với chúng, hiểu biết nhiều về chúng.

Tại Bắc Mỹ, bồ câu viễn khách, với quần thể từng lên đến hàng triệu cá thể, đã hoàn toàn biến mất vào đầu những năm 1990. Những chiếc lông vũ tuyệt đẹp mà chúng ta say mê đến mức muốn gắn lên mũ đã dẫn đến hệ quả làm tổn hại các loài chim.

Ngành công nghiệp ngày càng phát triển, dẫn đến sự sụt giảm lớn các loài diệc, diệc bạch… Thần ưng California hoang dã giảm đi đáng kể và trên đà tuyệt chủng vì bị nhiễm độc do ăn phải những viên đạn trong xác hươu, nai…

Con người phải ươm mầm và nuôi dưỡng tình yêu bất diệt với thế giới loài chim để từ đó có sức mạnh mà hành động bảo tồn. Nghĩ như vậy nên năm 2004, Chris Peterson - giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Seattle Audubon (Hoa Kỳ) - sáng lập BirdNote.

Bà nảy ra sáng kiến viết nhiều câu chuyện hấp dẫn về loài chim để phát sóng trên khắp nước Mỹ với thời lượng mỗi loài 2 phút. Bà kêu gọi Phòng nghiên cứu điểu cầm học Cornell - nơi sở hữu Thư viện Macaulay, kho lưu trữ các bản ghi âm từ tự nhiên đồ sộ bậc nhất thế giới - chia sẻ bản ghi âm tiếng hót của các loài chim.

Bà tập hợp những cây bút lão luyện, với mục đích cho ra đời những câu chuyện hấp dẫn và thú vị về thế giới loài chim. Các cố vấn khoa điểu cầm học chịu trách nhiệm đảm bảo tính chính xác về khoa học.

Từ tháng 2-2005, BirdNote đã sản xuất hơn 1.500 chương trình phát thanh và podcast, kèm theo 5 video - con số này vẫn đang tiếp tục tăng lên. Những mẩu chuyện kéo dài 2 phút có thể tiếp cận công chúng nhờ sóng truyền thanh, trực tuyến hay podcast.

Ước tính mỗi ngày có khoảng 1,3 triệu thính giả nghe chương trình từ hơn 200 đài phát thanh công cộng và đài phụ trên toàn nước Mỹ, cũng như tại Canada và Philippines; thêm hàng trăm nghìn người nữa theo dõi trực tuyến.

Và đó cũng là tiền đề sách BirdNote ra đời, đến với độc giả Việt với nhan đề Chuyện kể về trăm loài chim (Hoàng Quyên dịch).

Bằng cách kể những câu chuyện đầy cảm hứng về đời sống kỳ thú của các loài chim, BirdNote đã mở ra một cánh cửa để bảo tồn thiên nhiên. Một khi chú ý đến chim chóc, con người mới bắt đầu quan tâm đến chúng nhiều hơn. Và một khi đã quan tâm, họ mới có những động thái bảo vệ những sinh vật này và môi trường sống của chúng.

Nói về những thách thức đối với loài chim trong thế giới ngày nay, BirdNote giúp làm rõ bản chất mối tương quan giữa nhu cầu của con người với sự tồn vong của đời sống hoang dã. Thông qua việc nâng cao hiểu biết về chim muông, BirdNote góp phần thúc đẩy trách nhiệm tích cực của con người với thiên nhiên.

Ngắm những con chim tuyệt đẹp trong website của Audubon:

Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 2.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 3.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 4.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 5.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 6.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 7.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 8.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 9.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 10.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 11.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 12.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 13.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 14.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 15.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 16.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 17.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 18.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 19.
Học gì từ Chuyện kể về trăm loài chim - Ảnh 20.
Khó tin như... ảnh chụp chim Khó tin như... ảnh chụp chim

TTO - Xem một số ảnh thể loại thiên nhiên đoạt giải gần đây, người xem hoang mang chẳng biết những bức ảnh đó là chân thật hay cắt ghép khi mà dân trong nghề vừa nhìn thấy đã bảo "sống sượng".

ĐỖ QUANG TUẤN HOÀNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên