01/03/2024 10:45 GMT+7

Hàng ngàn hecta lúa vụ 3 có nguy cơ bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn

Do lúa bán được giá cao nên bất chấp khuyến cáo, nông dân các tỉnh ven biển ở miền Tây vẫn xuống giống vụ 3, hiện đang thiếu nước và xâm nhập mặn, nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất.

Ảnh hưởng xâm nhập mặn, nhiều diện tích lúa vụ 3 ở Sóc Trăng đã bị cháy lá, nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất - Ảnh: KHẮC TÂM

Ảnh hưởng xâm nhập mặn, nhiều diện tích lúa vụ 3 ở Sóc Trăng đã bị cháy lá, nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất - Ảnh: KHẮC TÂM

Ngày 1-3, ông Huỳnh Ngọc Nhã - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng - cho biết đang chỉ đạo các đơn vị chức năng thuộc sở theo dõi sát tình hình xâm nhập mặn, vận hành điều tiết cống để lấy nước ngọt cung cấp cho các vùng sản xuất lúa vụ 3 (đông xuân muộn), hạn chế tối đa thiệt hại cho người trồng lúa.

"Mặc dù sở đã có văn bản, làm việc với các địa phương, khuyến cáo người dân không làm lúa vụ đông xuân muộn nhưng vẫn có nhiều người xuống giống. Nếu không đủ nước ngọt cung cấp, khả năng nhiều diện tích sẽ bị thiệt hại", ông Nhã cho biết.

Ghi nhận tại cánh đồng xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng sáng cùng ngày, hệ thống kênh trục dẫn nước nơi đây đã khô cạn. Nhiều nông dân tranh thủ bơm những giọt nước cuối cùng vào ruộng lúa của mình.

Ông Thạch Mỹ (xã Tân Hưng, huyện Long Phú) cho biết 8 công lúa OM 5451 gần 40 ngày tuổi đã bị nước mặn "tấn công", khiến rễ không phát triển, ngọn lá bắt đầu cháy vàng. "Tui ăn ngủ không yên. Nếu không có nước ngọt để bơm, nguy cơ thất trắng rất cao", ông Mỹ nói.

Trước đó khoảng hai tháng, ông Mỹ đã thu hoạch lúa đông xuân, trừ hết chi phí ông còn lời trên 30 triệu đồng. "Địa phương thông báo mùa khô năm nay bị xâm nhập mặn, không cho làm lúa vụ 3. Nhưng thấy giá lúa ngon lành, tui quyết định làm thêm một vụ nữa, bây giờ hối hận đã muộn, chỉ mong có đủ nước ngọt cho lúa", ông Mỹ cho biết.

Theo ngành nông nghiệp Sóc Trăng, tại huyện Long Phú nông dân xuống giống lúa đông xuân muộn trên 6.000ha, hiện có 3.408ha bị thiếu nước, xâm nhập mặn, trong đó có 641ha bị thiếu nước kết hợp ngộ độc phèn.

Ông Phạm Tấn Đạo - chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng - cho biết tình hình xâm nhập mặn còn diễn ra gay gắt, kéo đến tháng 3-2024. 

"Hiện nước mặn đã bao vây hết tất cả các cống đầu nguồn lấy nước, diễn biến rất căng. Chúng tôi đang vận hành cống để tiếp nước cho các vùng sản xuất lúa vụ 3. Khi được tiếp nước, đề nghị nông dân sử dụng nước hết sức tiết kiệm", ông Đạo khuyến cáo.

Dự báo xâm nhập mặn khốc liệt hơn, Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ thiếu nước ngọtDự báo xâm nhập mặn khốc liệt hơn, Đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ thiếu nước ngọt

Dự báo mùa khô năm 2023 - 2024, xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nguy cơ thiếu nước ngọt cục bộ.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên