10/01/2024 15:21 GMT+7

Doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội nhiều năm, hàng trăm ngàn người ảnh hưởng

Liên đoàn Lao động TP Hà Nội cho biết một số doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội kéo dài nhiều năm, gây bức xúc cho người lao động.

Ông Lê Đình Hùng - phó chủ tịch Liên đoàn Lao động Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN

Ông Lê Đình Hùng - phó chủ tịch Liên đoàn Lao động Hà Nội - Ảnh: HÀ QUÂN

Ngày 10-1, Liên đoàn Lao động TP Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết phong trào công nhân viên chức lao động và hoạt động công đoàn thủ đô năm 2023, triển khai nhiệm vụ và phát động thi đua năm 2024.

Doanh nghiệp đóng cửa, khó đòi nợ bảo hiểm xã hội

Theo ông Lê Đình Hùng - phó chủ tịch Liên đoàn Lao động Hà Nội, tác động của COVID-19, kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải giải thể, thu hẹp, tạm ngừng sản xuất, kinh doanh. Điều này ảnh hưởng đến việc làm, đời sống của nhiều công nhân, người lao động.

Đặc biệt, Công đoàn Hà Nội thống kê hết năm 2023 cho thấy trên 87.000 đơn vị, doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Số tiền nợ trên 5.500 tỉ đồng, ảnh hưởng hơn 940.000 người lao động.

Trong đó, số nợ của một số đơn vị đã đóng cửa, ngừng giao dịch lên tới trên 1.600 tỉ đồng, chiếm khoảng 1/3 tổng số. Có thể nói đây là khoản nợ khó đòi, kéo dài nhiều năm, gây bức xúc với người lao động.

Do đó, thời gian tới các cấp công đoàn tăng cường nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân để kịp thời giải quyết bức xúc như trên.

Bà Nguyễn Thị Tuyến - phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội - Ảnh: GIA ĐOÀN

Bà Nguyễn Thị Tuyến - phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội - Ảnh: GIA ĐOÀN

Bình quân thu nhập của công nhân chưa đảm bảo mức sống tối thiểu

Theo Liên đoàn Lao động TP Hà Nội, bình quân tiền lương của lao động tại thủ đô năm 2023 chỉ đạt 6,5 triệu đồng/người/tháng.

Như vậy, thu nhập của công nhân chưa đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động do giá hàng hóa tiêu dùng, dịch vụ xã hội tăng cao.

Nguyên nhân do nhiều doanh nghiệp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, đơn hàng giảm, ảnh hưởng tới quỹ lương trả cho người lao động.

Chỉ đạo hội nghị, bà Nguyễn Thị Tuyến - phó bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội - đánh giá bên cạnh thành tựu như công đoàn dành trên 144 tỉ đồng hỗ trợ lao động khó khăn do mất việc, bị nợ lương, việc chăm lo cho công nhân, người lao động còn hạn chế.

Ví dụ như các dự án nhà ở cho công nhân triển khai chậm, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho giáo viên, con em công nhân cần phải giám sát nhiều hơn…

“Các chính sách của thành phố được HĐND thông qua liên quan đến đời sống công nhân, người lao động, con em họ phải được giám sát, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng thời điểm. Nhiều khi chính sách tốt mà không đúng thời điểm thì không hiệu quả”, bà Tuyến bày tỏ. 

Bà đề nghị các cấp công đoàn thành phố quan tâm, chăm lo để không công nhân nào không có Tết Nguyên đán 2024.

Phó thủ tướng lo ngại khi nhiều người rút bảo hiểm xã hội một lầnPhó thủ tướng lo ngại khi nhiều người rút bảo hiểm xã hội một lần

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá mất việc, thất nghiệp khiến lao động rút bảo hiểm xã hội một lần tăng cao, do đó cần chính sách phù hợp hơn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên