28/03/2023 14:44 GMT+7

Đề xuất chế tài lãnh đạo cơ quan bảo thủ, không dám thực hiện ý tưởng sáng tạo, đột phá

Bộ Nội vụ tổ chức hội thảo góp ý kiến dự thảo với ba nghị định về tinh giản biên chế; khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung; cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách.

Đề xuất chế tài lãnh đạo cơ quan bảo thủ, không dám thực hiện ý tưởng sáng tạo, đột phá - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: "Rất cấp thiết cần quy định bảo vệ cán bộ..." - Ảnh: N.X.

Hội thảo được Bộ Nội vụ tổ chức ngày 28-3 tại TP.HCM.

Góp ý với dự thảo nghị định về bảo vệ cán bộ, ông Huỳnh Thanh Nhân - giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM - đề xuất bổ sung quy định cho người đứng đầu quyết định và chịu trách nhiệm đối với các nội dung đổi mới, sáng tạo nhưng không được tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức thống nhất. 

"Bổ sung việc quyết định phải thể hiện bằng văn bản nhằm bảo đảm tính pháp lý của quyết định...", ông Nhân nói.

Đồng thời, ông Nhân cũng đề xuất cần quy định cụ thể cách xác định một trường hợp là cấp bách, khẩn cấp khi thực hiện đề xuất vì lợi ích chung.

Đồng tình, ông Nguyễn Minh Trí - giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang - đề xuất bổ sung chế tài đối với thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức bảo thủ, không dám thực hiện ý tưởng, đề xuất sáng tạo, đột phá của cán bộ cấp dưới.

Đề xuất chế tài lãnh đạo cơ quan bảo thủ, không dám thực hiện ý tưởng sáng tạo, đột phá - Ảnh 2.

Cán bộ công chức UBND phường Bình Hưng Hòa A (quận Bình Tân, TP.HCM) giải quyết thủ tục hành chính cho người dân - Ảnh: HỮU HẠNH

Bổ sung tiêu chí phân bổ dân số, diện tích tính biên chế

Về số lượng cán bộ, công chức cấp xã, ông Huỳnh Thanh Nhân đề xuất sẽ do HĐND cấp tỉnh quyết định. Căn cứ vào đó, UBND cấp huyện quyết định số lượng cụ thể ở từng đơn vị hành chính cấp xã và bố trí số lượng công chức của từng chức danh công chức cấp xã phù hợp.

Góp ý, ông Trần Quang Tú - giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Đồng Nai - đề xuất cần quy định rõ số lượng cán bộ, công chức theo dân số. 

"Hiện nay nhiều xã, phường ở Đồng Nai hay TP.HCM, Bình Dương có dân số lớn gây áp lực cho quản lý, trong khi số lượng cán bộ, công chức không tương xứng. Ví dụ ở Đồng Nai có phường Long Bình là đông dân nhất với hơn 130.000 dân...", ông Tú nói.

Còn ông Trần Phước Vĩnh - giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Sóc Trăng - cho rằng cần bổ sung vào dự thảo quy định số lượng cán bộ, công chức đối với xã đảo vì tỉnh này có đến 11 xã đảo nhưng chưa có quy định.

Giám đốc Sở Nội vụ các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang... cũng đề xuất cần căn cứ vào diện tích và thực tiễn bố trí dân cư để bổ sung cán bộ, công chức cấp xã vì đặc thù các tỉnh miền Tây đất rộng, dân cư bố trí theo cụm và thưa, xa, di chuyển khó khăn...

Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đánh giá cao các ý kiến đóng góp cho ba dự thảo nghị định trên. 

Xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá, tinh giản biên chế

Ông ông Nguyễn Minh Trí - giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Hậu Giang - đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động cán bộ, công chức.

Trên cơ sở đó, xem xét tinh giản biên chế ngay cả đối với các trường hợp dù được đánh giá theo quy định là hoàn thành nhiệm vụ (2 năm chẳng hạn) nhưng điểm đánh giá theo bộ tiêu chí thấp hơn yêu cầu.

Ông Nguyễn Văn Sạch - giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Kiên Giang - cũng đề xuất bổ sung tinh giản các trường hợp qua lấy phiếu tín nhiệm thấp hơn 50%.

Cơ chế nào bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm?Cơ chế nào bảo vệ cán bộ dám nghĩ dám làm?

Năm 2021, Bộ Chính trị ban hành kết luận 14 về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên