19/09/2010 17:38 GMT+7

Đại học VN: bao giờ có mặt trong số 200 đại học hàng đầu?

Theo GS. TS. SIMON MARGINSONDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Theo GS. TS. SIMON MARGINSONDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần

Mọi người đã công nhận rằng Việt Nam cần nâng nền giáo dục đại học lên mức cạnh tranh được. Kế hoạch của Việt Nam bao gồm cả mục tiêu là đến năm 2020 ít nhất Việt nam có một đại học nằm trong danh sách 200 đại học hàng đầu trên thế giới. Liệu rằng Việt Nam có đi đến nổi mục tiêu mong muốn?

Về nguyên tắc mục tiêu này là đúng. Việt Nam sẽ cần một trường đại học nghiên cứu hàng đầu, nếu như Việt Nam muốn thành một quốc gia mạnh trong kỷ nguyên kinh tế tri thức. Tuy nhiên, căn cứ vào tình trạng giáo dục đại học hiện tại và mức độ giàu có của quốc gia, nếu sử dụng một danh sách danh tiếng xếp hạng 200 trường hàng đầu thì mục tiêu đặt ra là cao. Thậm chí là trong những hoàn cảnh rất thuận lợi thì cũng chỉ có thể đạt được vào thời gian xa hơn nhiều sau năm 2020.

Bây giờ tôi sẽ giải thích các quan điểm trên đây.

Thiếu những nhà khoa học hàng đầu

Chưa biết Việt Nam muốn sử dụng danh sách xếp hạng 200 trường hàng đầu loại nào.

Ta hãy bắt đầu với xếp hạng của Trường đại học Jiao Tong (Giao Thông) Thượng Hải. Đấy là hệ thống xếp hạng danh tiếng nhất vì các dữ liệu khách quan và được sử dụng miễn phí. Các tiêu chí của Jiao Tong rõ ràng.

F3XowuRW.jpgPhóng to
Một giờ thực hành của sinh viên Trường đại học Công nghệ Sài Gòn - Ảnh: Đức Trí

Điều đầu tiên và điều thứ hai, để nổi trội trong xếp hạng ở đây, cần có những người đoạt giải Nobel trong đội ngũ và còn phải có các giải Nobel trong quá khứ. Đa số các trường trong top 100 và nhiều trường xếp thứ từ 101 đến 200 đều ít nhất có một người đoạt giải Nobel.

Thực tế không có những người đoạt giải thưởng về khoa học hay kinh tế trong các trường đại học thuộc các nước đang phát triển và có vẻ hình như Việt Nam không là ngoại lệ trong một tương lai có thể dự đoán trước. Các giải thưởng Nobel về văn học và hòa bình không được tính.

Tiêu chí thứ ba là sự hiện diện của các nhà nghiên cứu HiCi (nghiên cứu khoa học được trích dẫn nhiều), mà một đại học có trong danh sách 250-300 đại học hàng đầu cần có.

Ngoại trừ Trường đại học Quốc gia Moscow, một trường rất mạnh về các nhà khoa học giải thưởng Nobel và Trường đại học Buenos Aires của Argentina, tất cả các trường đại học nghiên cứu trong danh sách 200 trường đại học hàng đầu theo xếp hạng của Jiao Tong đều có các nhà nghiên cứu HiCi, và riêng Harvard có hơn 300.

Các trường đại học của Mỹ có gần 4.000 nhà nghiên cứu HiCi. Ở châu Á chỉ có Nhật Bản và Israel (mà có lẽ nên coi là một bộ phận của châu Âu) có một số lượng lớn nhà nghiên cứu HiCi, dấu hiệu của một hệ thống nghiên cứu trưởng thành. Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc sẽ có nhiều hơn các nhà nghiên cứu HiCi như thế trong các năm sắp tới.

Tiêu chí thứ tư và thứ năm của Jiao Tong liên quan tới việc công bố các bài báo khoa học trong các tạp chí hàng đầu là Nature và Science và toàn bộ thành tích trong việc được trích dẫn. Các nhà nghiên cứu HiCi duy trì thành tích mạnh ở đây. Chỉ với hơn 200 bài báo một năm, Việt Nam chưa sẵn sàng cạnh tranh được một cách nghiêm túc trên cơ sở công bố công trình và khối lượng được trích dẫn.

Tóm lại, con đường dẫn tới bảng xếp hạng 200 trường đại học hàng đầu của Jiao Tong đối với Đại học Quốc gia Hà Nội hay một trường đại học nào khác là con đường dài và việc đạt được nó vào năm 2020 là không tưởng. Để đạt được mục tiêu ấy chắc chắn phải phải mất ít nhất 20-30 năm. Trung Quốc chưa có trường nào nằm trong top 200 của bảng xếp hạng Jiao Tong, dù nước này có 18 trường trong top 500.

Để được nằm trong 200 đại học hàng đầu theo xếp hạng của Times Higher cần có một bộ tiêu chí khác.

Một nửa các chỉ số xếp hạng được soạn thảo từ hai cuộc khảo sát hằng năm. Cuộc khảo sát chủ yếu được tiến hành đối với các đồng nhiệm về học thuật bằng cách gửi bảng hỏi qua thư điện tử trên toàn thế giới. Tiêu chí về tỷ lệ sinh viên/giảng viên có lợi cho đại học có tương đối ít sinh viên và/hoặc số lớn giảng viên cơ hữu, và phụ thuộc vào nguồn lực. Tiêu chí cuối cùng, tỷ lệ cao các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố được trích dẫn, giống như tiêu chí sử dụng trong xếp hạng của Jiao Tong.

Trong số lớn của chỉ số khảo sát, danh tiếng nghiêng về các đại học nghiên cứu lâu năm, đặc biệt là các trường với những tên quen thuộc như Oxford và Harvard…

Nhưng phải nói thêm rằng, việc có vị trí trong xếp hạng top 200 của Times Higher ít ý nghĩa hơn có vị trí trong top 200 do Jiao Tong xếp hạng.

Xếp hạng của Webometric có lợi cho các đại học và các quốc gia có hệ thống web mạnh. Một mặt nó tương quan chặt chẽ với mức độ liên kết toàn cầu thông qua các công nghệ thông tin và giao thông liên lạc. Mặt khác, nó cũng có những đòi hỏi về nghiên cứu khoa học giống Jiao Tong và Times Higher như việc xuất bản sách báo học thuật, các nhà nghiên cứu ưu tú, danh tiếng của nhà trường và marketing.

Các đại học Mỹ đạt kết quả xếp hạng của Webometric tốt hơn ở các bảng xếp hạng khác. Để bảo đảm an toàn ở vị trí top 200 trong xếp hạng Webometric cần đầu tư vào công nghệ thông tin cũng như năng lực nghiên cứu.

2060 hoặc muộn hơn, Việt Nam mới có một đại học lọt vào top 200!?

Vấn đề mục tiêu top 200. Tôi tôn trọng quyết định của Chính phủ Việt Nam đặt ra tiêu chuẩn thành tích cao hơn cho các đại học. Mục tiêu đứng trong 200 đại học hàng đầu không phải là một tham vọng nhỏ. Điều đó không thể đạt được nếu chỉ có sự nỗ lực của riêng đội ngũ cán bộ nhân viên trong các trường đại học. Tôi lo lắng rằng nếu Việt Nam không đạt mục tiêu có đại học nằm trong top 200 sau 12 năm nữa thì có thể thấy hình như các đại học của Việt Nam thất bại.

Một mục tiêu hiện thực hơn, tuy vẫn còn khó, là đạt kết quả xếp hạng trong top 500 của Jiao Tong vào năm 2025 hoặc 2030. Có một số nhỏ quốc gia nổi lên trong top 500 của Jiao Tong, bao gồm Mexico, Brazil và Ấn Độ.

Ở giai đoạn này chỉ có Ấn Độ có GDP tính theo đầu người ở mức của Việt Nam. Ấn Độ đã tập trung nguồn lực cho một số nhỏ các đại học - khoanh vùng chất lượng cao. Ở một cực khác về số dân và sự giàu có, Singapore cũng đang theo đuổi cùng một chiến lược. Có lẽ đó là cái mà Việt Nam có thể làm để đảm bảo bước vào cuộc chơi kinh tế tri thức sớm hơn.

Việc xây dựng một trường đại học nghiên cứu khoanh vùng hoặc một nhóm nhỏ các đại học, đòi hỏi khuyến khích đưa trở lại Việt Nam gần như tất cả những người học lấy bằng tiến sĩ ở Mỹ và châu Âu. Cuối cùng, sẽ có ý nghĩa nếu trả lương cho một số giảng viên và cũng đối xử với các giảng viên nước ngoài như Singapore đã làm (tuy nhiên ở đây thậm chí Singapore cũng gặp khó khăn trong việc giữ người nước ngoài đủ lâu để có một tác động lâu dài đến năng lực nghiên cứu).

Việc tạo ra các trường đại học khoanh vùng chất lượng cao có thể cũng đòi hỏi một cuộc cải cách từ gốc đến ngọn tổ chức của trường đại học và văn hóa của giảng viên, trong khi vẫn duy trì bản sắc dân tộc rõ ràng.

Một thời gian biểu hiện thực hơn cho mục tiêu trường đại học top 200 có lẽ sẽ là 2060 hoặc muộn hơn. Để trở thành một quốc gia có trường đại học hàng đầu trên thế giới, nhiều thứ khác phải hy sinh để đạt được mục đích. Với những sự hy sinh và sự lựa chọn chính sách sáng suốt, một quốc gia đầu tư tốt cho giáo dục và nghiên cứu có thể tiến tới mức cấp kinh phí theo vị trí tăng trưởng của quốc gia đó. Trung Quốc đã làm như vậy trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học. Từ năm 2000 đầu tư vào nghiên cứu và phát triển đã tăng 50%, nhanh hơn sự tăng trưởng về kinh tế nói chung.

Mặt khác, câu hỏi về mối quan hệ giữa các đại học tập trung nghiên cứu ở Việt Nam và các đại học và cao đẳng khác. Để đạt được đầy đủ các mục tiêu chính sách quốc gia trong giáo dục đại học, đào tạo và nghiên cứu, cần duy trì định nghĩa sứ mạng, trong khi động viên tất cả các trường đại học thực hiện sứ mạng của họ một cách rõ ràng, và tốt nhất với khả năng của họ. Các tiêu chí được sử dụng để đánh giá các trường đại học nghiên cứu toàn cầu là tính tổng hợp của các lĩnh vực nghiên cứu..

Việc xếp hạng trong quốc gia cần được củng cố bằng một hệ thống phân loại, chia các trường thành những nhóm khác nhau theo sứ mạng và tổ chức xếp hạng trong phạm vi các nhóm. Một hệ thống xếp hạng quốc gia duy nhất đối với tất cả các trường sẽ đẩy các trường ở các mức thấp hơn, kể cả các trường không có sứ mạng nghiên cứu mà chỉ đào tạo chuyên gia, vào các chiến lược bắt chước ở trình độ thấp, điều sẽ làm yếu các sứ mạng của họ.

Mặc dù đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên, tôi cảm thấy như đang về nhà. Tôi có hoạt động trước công chúng lần đầu tiên ở thành phố Melbourne, khi tôi là một sinh viên 18 tuổi, là tham gia chống Mỹ và sự hiện diện quân sự của Australia ở Đông Dương.

Vào năm 1975 khi Việt Nam giành được tự do và thống nhất đất nước, chúng tôi xúc động sâu sắc trước sự cương quyết, đoàn kết, dũng cảm của các bạn. Chúng tôi kính trọng các bạn. Chúng tôi đồng cảm với cuộc chiến đấu của các bạn. Nhưng chúng tôi chưa chú ý đầy đủ đến những nỗi đau khổ và mất mát mà các bạn phải gánh chịu trong cuộc chiến đấu giành độc lập và tự do. Sự tàn phá của cuộc chiến tranh lâu dài đã làm chậm sự phát triển của giáo dục và nghiên cứu ở Việt Nam.

GS. TS. Simon Marginson - Trung tâm Nghiên cứu giáo dục đại học (Đại học Melbourne, Úc

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

18 triệu euro hỗ trợ giáo dục ĐH Việt NamGiáo dục đại học Việt Nam: lợi nhuận rất “mờ”!Các trường đại học cạnh tranh bằng chất lượng đào tạoThúc đẩy quan hệ hợp tác giáo dục đại học Việt - MỹĐâu là “chuẩn đầu ra”?Đầu năm 2009 lần đầu tiên có kết quả xếp hạng các trường Đại học VN

Theo GS. TS. SIMON MARGINSONDoanh nhân Sài Gòn Cuối tuần
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên