31/08/2023 10:24 GMT+7

Đại học Mỹ thuật TP.HCM và câu chuyện 110 năm qua một triển lãm

85 tác phẩm của 53 tác giả là giảng viên và sinh viên nhiều thế hệ của Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM đang được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi ấn tượng với tác phẩm tranh kim loại về tàu điện ngầm metro 1 - Ảnh: H.VY

Nhà nghiên cứu mỹ thuật Ngô Kim Khôi ấn tượng với tác phẩm tranh kim loại về tàu điện ngầm metro 1 - Ảnh: H.VY

Các tác phẩm này nằm trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM và đa dạng về thể loại.

Thú vị với tranh bằng inox

Nhiều người xem tranh đã dừng lại khá lâu để ngắm nhìn tác phẩm Metro 1 của họa sĩ Nguyễn Ngọc Vinh được sáng tác năm 2021. Bức tranh này được làm bằng chất liệu mới, khá lạ: inox 304.

Triển lãm thu hút các bạn sinh viên mỹ thuật chăm chú thưởng thức - Ảnh: H.VY

Triển lãm thu hút các bạn sinh viên mỹ thuật chăm chú thưởng thức - Ảnh: H.VY

"Đây là lần đầu tiên em thấy tranh bằng chất liệu inox cảm thấy rất lạ và thú vị", Hoàng Long - sinh viên trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM, đến xem tranh nói. 

Long bảo mình là sinh viên năm 2 khoa thiết kế đồ họa, dù ngành học không vẽ nhiều nhưng vẫn thường xuyên đến những buổi triển lãm như vậy để trau dồi tư duy, cách bố cục một bức tranh.

Ở một góc khác trưng bày bức tranh Tiếng vọng chất liệu sơn mài với hình ảnh cô gái tóc dài bên đàn bầu.

Họa sĩ Nguyễn Văn Minh tác giả bức tranh nói: "Tôi vẽ bức tranh này từ cảm xúc được nghe tiếng đàn bầu quê hương. Qua đó tôi muốn bày tỏ tình cảm của mình với âm nhạc truyền thống dân tộc. Bức tranh này hoàn tất năm 2009 thì đến 2010 Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM mua lại".

Đa dạng đề tài, thể loại

85 tác phẩm hội họa và điêu khắc được lựa chọn và trưng bày đa dạng về đề tài, thể loại. Thời gian sáng tác trải dài qua nhiều thời kỳ phát triển của đất nước.

Bức tượng Lê Lợi khởi nghĩa của tác giả Lê Văn Mậu - Ảnh: H.VY

Bức tượng Lê Lợi khởi nghĩa của tác giả Lê Văn Mậu - Ảnh: H.VY

Họa sĩ Trần Thanh Bình, giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cho biết: "Tác phẩm trưng bày là kết quả của trí lực và tình yêu mến nghệ thuật của nhiều họa sĩ là giảng viên và các sinh viên trường, đánh dấu sự gắn kết bền vững của Bảo tàng và Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM".

Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM tiền thân là Trường vẽ Gia Định do chính quyền Pháp thành lập năm 1913. 

Trải qua 110 năm phát triển, trường có nhiều tên gọi khác nhau như Trường Mỹ nghệ thực hành Gia Định (1940), Trường cao đẳng Mỹ thuật (1976) và từ năm 1981 đổi tên thành Trường đại học Mỹ thuật TP.HCM.

Triển lãm thu hút các bạn sinh viên mỹ thuật chăm chú thưởng thức - Ảnh: H.VY

Triển lãm thu hút các bạn sinh viên mỹ thuật chăm chú thưởng thức - Ảnh: H.VY

Triển lãm mỹ thuật Các tác phẩm của Giảng viên và sinh viên Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM trong sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM kéo dài đến ngày 11-9, mở đầu cho chuỗi hoạt động kỷ niệm 110 năm thành lập của trường.

Sáng 30-8, trường tổ chức hội thảo khoa học quốc tế chủ đề: "Đào tạo mỹ thuật trong thời đại 4.0"; Triển lãm Bản sắc và hội nhập; Chương trình giao lưu văn nghệ của các giảng viên, học viên, sinh viên và nhóm nhạc Cu Ba tại sân thể thao của trường.

Chủ quyền Tổ quốc từ triển lãm ảnh Hoàng Sa - Trường Sa trong lòng Quảng NgãiChủ quyền Tổ quốc từ triển lãm ảnh Hoàng Sa - Trường Sa trong lòng Quảng Ngãi

Những bức ảnh, những tư liệu quý về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được trưng bày tại triển lãm ảnh "Hoàng Sa - Trường Sa trong lòng Quảng Ngãi" thu hút sự quan tâm của người dân.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên